Luận Văn Nâng cao giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thô

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Nâng cao giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Mai

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngân hàng là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, Ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, Phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán .
    Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, Phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và Phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
    Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, một mặt NHNN đã ban hành một số Văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro yêu cầu các NHTM thực hiện( Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN), thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, luật tổ chức tín dụng năm 2010( luật số:47/2010/QH12), cần có biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng.
    Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn Việt Nam trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động Kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu Phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực Ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của mình.
    Qua việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn Hoàng Mai, em đã chọn đề tài: “Nâng cao giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Mai”.
    2.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương:
    Chương 1: Tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
    Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT- chi nhánh Hoàng Mai.
    Chương 3: Nâng cao giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT - chi nhánh Hoàng Mai.



    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    DANH MỤC B ẢNG BIỂU
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 3
    1.1. TÍN DỤNG Ngân hàng VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN kinh tế THỊ TRƯỜNG 3
    1.1.1. Khái niệm, bản chất của tín dụng Ngân hàng 3
    1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng: 4
    1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế: 6
    1.2. RỦI RO TÍN DỤNG (RRTD) TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM: 8
    1.2.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng: 8
    1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng: 9
    1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng: 11
    1.2.4. Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng: 11
    1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 14
    1.2.6. Hậu quả của rủi ro rín dụng: 16
    1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG: 17
    1.3.1. Những biểu hiện chủ yếu về những khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả: 17
    1.3.2. Các mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng: 19
    1.4. ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM: 23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNN- HOÀNG MAI 27
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNO & PTNN– HOÀNG MAI 27
    2.1.1. Quá trình hình thành và Phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai 27
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai 28
    2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Kinh doanh TẠI Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển NÔNG THÔN HOÀNG MAI 28
    2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT- CHI NHÁNH HOÀNG MAI 33
    2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT- chi nhánh Hoàng Mai: 33
    2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 39
    2.3.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Mai. 46
    2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HOÀNG MAI 50
    2.4.1. Những kết quả đạt được 50
    2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 51
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HOÀNG MAI 56
    3.1 . ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2011 TẠI AGRIBANK HOÀNG MAI 56
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ Quản trị RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HOÀNG MAI : 56
    3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng: 56
    3.2.2 Những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNN Hoàng Mai : 58
    3.2.3. Các giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng: 62
    3.3. KIẾN NGHỊ: 63
    3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 63
    3.3.2. Đối với NHNo&PTNT Hoàng Mai: 65
    KẾT LUẬN 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


     
Đang tải...