Luận Văn Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động sống của con người gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, đời sống kinh tế là vấn đề cốt lõi, là điều kiện tất yếu khách quan đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội, không phân biệt quốc gia, dân tộc, giai cấp. Xét đến cùng, mọi cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết vấn đề kinh tế, là không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, của xã hội loài người, hay nói một cách khác là không ngừng nâng cao đời sống kinh tế.
    Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, hình thái kinh tế xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ và phát triển hơn hình thái kinh tế xã hội trước. Trong đó, nền kinh tế xã hội của hình thái xã hội sau bao giờ cũng phát triển hơn xã hội trước.
    Dưới góc độ kinh tế - chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế là những điều kiện, động lực mạnh mẽ thúc đẩy và đảm bảo để nâng cao đời sống của con người, xã hội. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng các chính sách đảm bảo phát triển kinh tế bền vững để tạo tiền đề nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng xã hội và có như thế mới thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế phải xuất phát từ thực tế khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, gắn với thực hiện công bằng xã hội . mới mong đạt được những hiệu quả tốt nhất.
    Người có công là bộ phận hết sức đặc thù của xã hội Việt Nam. Bởi vì không đâu như ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước diễn ra trong một thời gian rất dài và vô cùng ác liệt đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề về sức người và sức của. Trong đó, người có công là lực lượng chủ yếu chịu nhiều hy sinh mất mát. Đó là những người như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như trận lụt to. Nó đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con nhân dân ta. Trước cơ nguy biến ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào.
    Họ quyết hy sinh gia đình, tài sản của họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sỹ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh liệt sỹ". Nhận rõ sự hy sinh to lớn đó người từng dạy: "Những người con trung hiếu ấy Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng", "Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, giúp đỡ cho những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại" [ 1, tr.16-17].
    Người có công đa phần những người yếu thế, khó khăn về kinh tế, là những người cần được Nhà nước xã hội chăm lo một cách đặc biệt. Vì vậy, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công không chỉ là sự đền ơn đáp nghĩa và không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội.
    Thực hiện đạo lý truyền thống của dân tộc ”Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động toàn dân, toàn quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng tin đối với Đảng, nhà nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực đời sống kinh tế của người có công ngày càng được quan tâm và có cải thiện đáng kể, hệ thống chính sách với các chế độ trợ cấp, đãi ngộ từng bước được điều chỉnh, việc tổ chức sản xuất - việc làm được quan tâm thích đáng, việc cải thiện nhà ở được đầu tư triển khai ở nhiều cấp, các chương trình chăm sóc người có công được xã hội và cộng đồng quan tâm và đã có những kết quả to lớn góp phần cải thiện cuộc sống đối với người có công . Đến nay, đa số gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đời sống của một bộ phận không nhỏ thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ còn nhiều khó khăn, nhất là đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước và nhân dân ta phải tiếp tục làm tốt hơn công tác chăm sóc, tiếp tục nâng cao mức sống, đảm bảo đời sống của họ ngày một tốt hơn.
    Xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế người có công thời gian qua ở Quảng Nam, để tổ chức khảo sát một cách cơ bản, đề ra các giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người có công trên phạm vi của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Do đó tôi chọn đề tài: Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam, làm luận văn tốt nghiệp .
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trong nhiều thập niên qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm có nhiều chủ trương chính sách và tăng cường công tác quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm từng bước nâng cao đời sống người có công. Các ngành các cấp, luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên trong việc xây dựng triển khai các chiến lược trung hạn, dài hạn và các giải pháp có tính lâu dài cũng như trước mắt.
    Trên cấp độ quốc gia, sau hàng loạt các Nghị định đã ban hành, năm 1995 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh ưu dãi đối với Thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Đây là lần đầu tiên có một Pháp lệnh được xây dựng có cơ sở khoa học, có hệ thống về đối tượng và tiêu chuẩn, về chế độ chính sách, định tính và định lượng hợp lý . đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với người có công, qua đó đảm bảo được một bước lợi ích, công bằng xã hội và góp phần nâng cao đời sống kinh tế của họ, góp phần ổn định chính trị xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách, chế độ không còn phù hợp, nhà nước đã nghiên cứu, ban hành nhiều Nghị định kịp thời điều chỉnh chế độ chính sách đố
     
Đang tải...