Tiến Sĩ Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG VỐN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP MAY9
    1.1- Khái niệm về vốn nhân lực9
    1.1.1 Quan niệm nhân lực là tài sản của doanh nghiệp9
    1.1.2 Khái niệm về vốn nhân lực10
    1.1.3 Các thước đo vốn nhân lực17
    1.1.4 Mối quan hệ giữa vốn nhân lực của cá nhân và vốn nhân lực của doanh nghiệp22
    1.1.5 Sự khác nhau giữa nguồn nhân lực và vốn nhân lực23
    1.1.6 Sự khác nhau giữa vốn nhân lực và vốn vật chất24
    1.2 Các mô hình định lượng vốn nhân lực25
    1.2.1 Mô hình đi học ở nhà trường26
    1.2.2 Mô hình vốn nhân lực có tính đến đào tạo trong công việc của Mincer34
    1.3 Quá trình tạo vốn nhân lực43
    1.3.1 Tạo vốn nhân lực qua đào tạo chính quy và không chính quy43
    1.3.2 Tạo vốn nhân lực thông qua xác lập một thị trường kiến thức45
    1.3.3 Các chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực50
    1.4 Chất lượng vốn nhân lực và các tiêu chí đánh giá52
    1.4.1 Quan niệm về chất lượng vốn nhân lực52
    1.4.2 Đặc tính vốn nhân lực của các doanh nghiệp54
    1.4.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may55
    1.4.4 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp may66

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 172

    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỐN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG VỐN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY73
    2.1 Tổng quan ngành công nghiệp may Việt Nam73
    2.2 Thực trạng quá trình tạo vốn nhân lực cho các doanh nghiệp may77
    2.2.1 Đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp may77
    2.2.2 Công tác đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp may80
    2.2.3 Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho doanh nghiệp may83
    2.2.4 Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp may87
    2.2.5 Quá trình tạo vốn nhân lực của công nhân kỹ thuật may thông qua tổ chức hoạt động nhóm90
    2.2.6 Quá trình tạo vốn nhân lực của các doanh nghiệp may thông qua việc xác lập một thị trường kiến thức92
    2.3 Thực trạng vốn nhân lực và chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May Việt Nam94
    2.3.1 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực bằng tiêu chí đầu tư tài chính cho giáo dục94
    2.3.2 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí số năm đi học96
    2.3.3 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí số năm kinh nghiệm108
    2.3.4 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí thu nhập bình quân110
    2.3.5 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí tốc độ tăng thu nhập114
    2.3.6 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí năng suất lao động117
    2.3.7 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu chí tỷ lệ biến động lao động123
    2.4 Chất lượng vốn nhân lực của Tổng công ty may 10 – công ty cổ phần129
    2.4.1 Một số đặc điểm của Tổng công ty may 10 – công ty cổ phần129
    2.4.2 Công tác tạo vốn nhân lực của Tổng công ty may 10130
    2.4.3 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của Tổng công ty may 10133
    2.5 Đánh giá chung về chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may139
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2144

    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY145
    3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam145
    3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam154
    3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tạo vốn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May154
    3.2.2 Xác lập chiến lược đầu tư tối ưu vào vốn nhân lực để nâng cao năng suất lao động và chuyển đổi dần từ phương thức sản xuất gia công sang phương thức sản xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm nhằm nâng cao chất lượng vốn
    nhân lực của các doanh nghiệp may 166
    3.2.3 Giải pháp nâng cấp dữ liệu thành vốn thông tin để mở rộng quy mô củavốn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệpmay170
    3.2.4 Giải quyết hài hoà mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp May
    nhằm giảm thiểu biến động lao động, nâng cao năng suất lao động để nâng cao
    chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may173
    3.2.5 Đổi mới tổ chức sản xuất nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của
    các doanh nghiệp may177
    3.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các
    doanh nghiệp may Việt Nam183
    3.3.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước183
    3.3.2 Khuyến nghị đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam185
    3.3.3 Khuyến nghị đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam186
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3190

    KẾT LUẬN191
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ193
    TÀI LIỆU THAM KHẢO194

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Các nguồn lực dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lao động, thiết bị, nguyên liệu, đất đai và các tài nguyên khác, trong đó nguồn lực lao động có vai trò quyết định sự phát triển. Vốn nhân lực (Human Capital) thuộc nguồn lực lao động và là bộ phận cốt lõi của các nguồn lực này.
    Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế dựa chủ yếu vào trí tuệ của con người để phát triển. Trong nền kinh tế mới này, nguồn lực quý nhất chính là tài sản trí tuệ, là tri thức của con người trong doanh nghiệp. Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế tri thức thì vốn nhân lực đóng vai trò quyết định, vì vậy cần có những nghiên cứu để có thể tạo ra được vốn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn tới.
    Đối với các doanh nghiệp May Việt Nam, giai đoạn vừa qua là một trong những giai đoạn mà ngành may có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh, tuy nhiên theo nhiều số liệu nghiên cứu và thống kê của các Bộ ngành thì mặc dù các trang thiết bị, công nghệ được đầu tư cho ngành may tương đối hiện đại so với các nước trong khu vực nhưng năng suất lao động của ngành may nước ta vẫn thấp hơn đáng kể, chưa tạo được thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu vì vậy “hàm lượng trí tuệ” do các doanh nghiệp may tạo ra kết tinh trong sản phẩm thấp. Đây chính là lý do giải thích vì sao ngành may nước ta hiện nay tạo ra ít giá trị gia tăng, lợi nhuận không cao và thường xuyên phải làm thêm giờ do không chủ động được nguồn hàng. Có nguyên nhân trên là do:
    - Thứ nhất : mặc dù ngành công nghiệp may đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhưng do đặc điểm sản xuất của ngành mà các máy móc thiết bị này không thể thay thế được hoàn toàn khả năng lao động của con người. Có thể nói rằng ngành công nghiệp may tiến hành sản xuất chủ yếu theo phương thức bán thủ công nên kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục, kinh nghiệm của người lao động có vai trò rất lớn trong việc tạo ra năng suất lao động cao. Nói một cách khác, chất lượng vốn nhân lực trong ngành may có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của ngành, nếu chất lượng vốn nhân lực không phù hợp thì không thể nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp may.
    - Thứ hai: Chất lượng vốn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới những tư duy sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp may vì ngành may muốn tồn tại thì cần phải sản xuất ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang. Có thể nói rằng chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may hiện nay còn rất thấp nên giá trị gia tăng tạo ra trong các sản phẩm may cũng không thể tăng cao như mong muốn của nhà quản lý.
    Vấn đề vốn nhân lực và chất lượng vốn nhân lực đã được đề cập trong một số nghiên cứu trên thế giới, nhất là từ những năm 1960 trở lại đây nhưng vấn đề này là một vấn đề mới và hầu như chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/03/2008 thì một trong những định hướng quan trọng là “Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường”. Để làm được điều này thì cần phải nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cấp bách về vốn nhân lực cũng như chất lượng vốn nhân lực của ngành may như đã nói ở trên và đây chính là mục tiêu của đề tài “Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...