Chuyên Đề Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Khá hay)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay các cụm từ “cải cách hành chính”, “cải cách chính phủ” hoặc “cải cách thể chế quản lý hành chính” được đề cập như một xu thế tất yếu trong điều hành xã hội của nhà nước hiện đại. Mục đích của cải cách hành chính là nâng cao hiệu suất hoạt động hành chính của chính phủ nhằm thích ứng với những thay đổi, đòi hỏi của môi trường trong nước và quốc tế ở các quốc gia.

    Ở nước ta, việc cải cách nền hành chính nhà nước được đề cập rất sớm, là hành động chính trị của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính chính trị và được tiến hành với một quá trình liên tục của nhiều cải tiến, sáng kiến, biến đổi và cách mạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hoạt động này không chỉ dừng lại với hoạt động thực thi quyền hành pháp mà được đạt trong sự đổi mới, cải cách đối với tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị nhằm làm cho hệ thống này thích ứng với đòi hỏi của sự vận động phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia một cách hiệu lực, hiệu quả.

    Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, từ Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995, Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đại hội IX, X và Đại hội XI tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành sâu sắc và toàn diện với mục tiêu chung được xác định là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

    Mục tiêu tổng quát là cơ sở hình thành nội dung của cải cách nền hành chính bao gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.

    Như vậy, cải cách thể chế hành chính là một trong bốn nội dung cốt lõi của cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Nội dung cụ thể của cải cách thể chế hành chính được xác định gồm: Đổi mới công tác xây dựng và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; Xây dựng và hoàn thiện các thể chế; Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng của cơ chế “một cửa”.
    Chi tiết nội dung cơ bản của cải cách thể chế hành chính nhà nước về những vấn đề đã đạt được trong những năm qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tiếp theo chúng tôi trân trọng giới thiệu bạn đọc với nội dung: “nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế hành chính nhà nước trong giai đoạn mới”.

    Nội dung chuyên đề gồm 2 nội dung chính và phân tích rất rõ gồm:

    1. Văn bản quy phạm pháp luật với vai trò hình thành thể chế hành chính nhà nước.


    2. Những vấn đề đặt ra và những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế hành chính



    [1] Xem (Một số thuật ngữ Hành chính-NXB Thế giới-HN- 2000, trg 13)


    [2] Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010

    [3] Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010

    [4] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXBCTQG- HN-2011, trg 250

    [5] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X, ĐCSVN

    [6] Điều 3, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...