Luận Văn Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quố

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu . . 4
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 4
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 7
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Kết cấu của luận văn . . 8
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình 9
    1.1. Khái niệm cán bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý 9
    1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tự phê bình và phê bình 11
    1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
    tự phê bình và phê bình 12
    1.4. Tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong giai đoạn hiện nay 21
    Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ
    thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý 24
    2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội - văn hoá huyện Quốc Oai 24
    2.2. Tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý 25
    2.3. Đánh giá chung . 40
    Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự
    phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường
    vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý 50
    3.1. Phương hướng, mục tiêu chung . 50
    3.2. Một số giải pháp cơ bản 51
    Kết luận . 73
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân
    đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
    Nam, là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước ta, Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
    hoạt động. Trong suốt 82 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo
    nhân dân ta làm cách mạng, giành độc lập tự do cho đất nước và nhân dân ta.
    Mục tiêu của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã
    hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới
    đất nước, sau 26 năm đã đưa Việt Nam thu được các thành tựu rất quan trọng
    trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
    Trong tình hình thế giới biến đổi không lường, công cuộc đổi mới đất nước ta
    có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Để Đảng có
    vai trò, trình độ ngang tầm lãnh đạo đất nước trong xu thế phát triển của thế
    giới và khu vực, phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng
    trong sạch, vững mạnh. Một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện
    nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
    Qua quá trình hoạt động, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: tự
    phê bình và phê bình là quy luật phát triển, là thuộc tính bản chất của một
    chính đảng cách mạng, là công cụ sắc bén để giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng
    viên và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Vì vậy, tự phê bình và
    phê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của
    Đảng. Tự phê bình, phê bình giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thấy
    được những ưu điểm, khuyết điểm của mình, qua đó tìm cách khắc phục
    khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đ ấu
    của tổ chức đảng và cán bộ đảng viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ XI của Đảng viết: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững
    mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh
    đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và
    năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng,
    tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự
    phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ
    quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hoạt động chia rẽ, bè phái ”
    1. Đạihội XI cũng thẳng thắn đánh giá: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ,
    sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê
    bình yếu”
    2.Chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các
    cấp của Đảng có vai trò quyết định chất lượng tự phê bình và phê bình trong
    các cấp bộ Đảng. Trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục đưa tự phê bình, phê
    bình trong các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến các cơ sở thành nền
    nếp thườngxuyên và theo định kỳ, không làm qua loa chiếu lệ hình thức.
    Đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà
    Nội) quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, tổ chức
    thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Việc thực hiện nghiêm túc, có
    chất lượng chế độ tự phê bình và phê bình của Đảng trong đội ngũ cán bộ
    đảng viên của Đảng bộ huyện nói chung, trong đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban
    thường vụ Huyện uỷ quản lý nói riêng là biện pháp có ý nghĩa trực tiếp quyết
    định việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tác phong và năng lực
    công tác cho đội ngũ cán bộ.
    Bên cạnh những ưu điểm, còn tồn tại một số mặt hạn chế như: chất
    lượng kiểm điểm tự phê bình và phê bình chưa cao, nhất là kiểm điểm phần tư
    tưởng chính trị, đạo đức lối sống chưa sâu, chưa tự giác bộc lộ những tồn tại,
    yếu kém khuyết điểm . Hầu như không có trường hợp nào qua tự phê bình và
    phê bình chỉ ra được những tập thể và cá nhân sai phạm đến mức phải xem
    xét xử lý kỷ luật.
    Nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm trên đây được Ban
    Chấp hành Đảng bộ huyện chỉ ra khá rõ, trên nhiều mặt, nhưng đáng chú ý
    nhận định sau:
    Tính tự giác, gương mẫu, dũng cảm thành khẩn của một số ít đồng chí
    cán bộ chủ chốt chưa cao; tinh thần đấu tranh, xây dựng của đội ngũ cán bộ
    đồng cấp, của đảng viên thiếu mạnh dạn, thẳng thắn, còn né tránh . Công tác
    quản lý cán bộ lâu nay thiếu chặt chẽ, cấp ủy nắm cán bộ chưa chắc nên chưa
    có gợi ý, yêu cầu kiểm điểm cụ thể và sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, tính tiền
    phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ,
    đảng viên lợi dụng chức quyền và sơ hở trong cơ chế, chính sách để tham ô,
    nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Tính chiến đấu, vai trò lãnh đạo ở
    một số tổ chức đảng yếu, thậm chí có nơi bị tê liệt. Đấu tranh tự phê bình và
    phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của nhiều tổ chức
    đảng, nhiều cán bộ, đảng viên còn yếu nên ít phát hiện được tham nhũng,
    tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, cá biệt có nơi còn vi phạm
    nguyên tắc của Đảng, đặcbiệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến nội
    bộ mất đoàn kết.
    Nhận thức được yêu cầu bức thiết trên, qua thời gian được đào tạo
    chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viện Chính trị -Hành chính khu vực I, được tiếp thu những kiến thức lý luận cùng với những
    kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác tại địa phương , với mong
    muốn kết hợp lý luận và thực tiễn, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng tự
    phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ
    Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay” làm luận
    văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.
    2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1.Mục tiêu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về
    chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban
    Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý hiện nay, đề xuất phương
    hướng, quan điểm và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phê
    bình và phê bình của đội ngũ cán bộ này.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
    điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, nêu ra các quan niệm và tiêu chí đánh giá
    chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban
    Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay.
    - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng tự phê bình và phê bình của đội
    ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý từ năm 2006 đến
    nay, xác định rõ nguyên nhân của những thực trạng trên. Qua đó nêu lên
    những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tự phê bình
    và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ quản lý.
    - Đề xuất những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao
    chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban
    Thường vụ Huyện uỷ quản lý trong giai đoạn hiện nay.
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Cơ sở phương pháp luận
    Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
    các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các luật, văn bản pháp quy của có
    liên quan đến chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ.
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp: điều tra, khảo sát thực
    tế, phân tích, tổng hợp, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
    4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tự phê bình và phê bình của đội
    ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý.
    - Thời gian từ năm 2006 đến nay
    5.Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu gồm 3 chương.
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình.
    Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ
    thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý.
    Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự phê
    bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy
    Quốc Oai quản lý.
     
Đang tải...