Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã hiện nay (Luận văn ngành Xây dựng Đảng, 112 trang)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) cấp xã là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi nắm mọi tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của nhân dân, thực hiện đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) xây dựng nông thôn mới.
    Từ khi đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 khóa VII và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đến nay, chất lượng của tổ chức cơ sở đảng nói chung - TCCSĐ ở nông thôn nói riêng được nâng lên về mọi mặt, TCCSĐ trong sạch vững mạnh được củng cố và phát triển về số lượng và chất lượng.
    Tuy nhiên, TCCSĐ ở nhiều nơi còn yếu kém, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt còn lúng túng, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa còn nặng nề. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều nơi còn là "điểm nóng" chưa được giải quyết dứt điểm. Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của một bộ phận TCCSĐ chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Số TCCSĐ và số đảng viên yếu kém còn nhiều, công tác giáo dục rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sự chuyển biến giữa các loại hình TCCSĐ chưa đều.
    Một số TCCSĐ khi đứng trước "điểm nóng" về tranh chấp ruộng đất, những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân không giải quyết được, TCCSĐ ở Vĩnh Long cũng nằm trong tình trạng chung đó.
    Vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long nói riêng, về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống và tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể để nâng cao chất lượng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long đáp ứng được trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. Vì vậy tác giả chọn vấn đề "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay" làm luận văn cao học chuyên ngành Xây dựng Đảng.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về đổi mới chỉnh đốn Đảng. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Đồng chí Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An . có bài viết, bài nói mang tính định hướng và chỉ đạo rất quan trọng trong việc xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp xã nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu nâng cao chất lượng TCCSĐ ở nông thôn như:
    - Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Đỗ Ngọc Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1995.
    - Khắc phục sự thoái hóa, biến chất của đảng viên trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1996.
    - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ nông thôn tỉnh Long An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000.
    Các bài nói, bài viết đã tạo tiền đề cho tác giả kế thừa về tư tưởng, nội dung và phương pháp.
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống về "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay". Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình nhằm đáp ứng phần nhỏ sự đòi hỏi đó.

    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích
    Góp phần nâng cao chất lượng các Đảng bộ cấp xã tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn cách mạng mới.
    3.2. Nhiệm vụ
    + Làm rõ vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn, từ đó khẳng định việc nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    + Phân tích thực trạng chất lượng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, thiếu sót tồn tại trong công tác lãnh đạo của các Đảng bộ trong thời gian từ năm 1996 đến nay.
    + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết đang đặt ra nhằm nâng cao chất lượng các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.

    3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế chủ yếu từ năm 1996 đến năm nay.

    4. Cơ sở lý luận - thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận - thực tiễn
    + Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ.
    + Các văn bản nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học.
    + Thực tiễn xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1996 đến nay.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, so sánh, thu thập số liệu thống kê, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn.
    5. Đóng góp mới của luận văn
    - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng TCCSĐ.
    - Làm rõ thực trạng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.
    - Cơ sở lý luận thực tiễn làm sáng tỏ yêu cầu mới về nâng cao chất lượng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long trong tình hình mới.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu, đồng bộ có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của các Đảng bộ xã, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long vững mạnh.

    6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    - Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình nâng cao chất lượng của Đảng bộ cấp xã nói riêng và các loại hình TCCSĐ tỉnh Vĩnh Long nói chung đạt hiệu quả thiết thực.

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
     
Đang tải...