Chuyên Đề Nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngânhàng NHĐT&PT (BIDV) Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngânhàng NHĐT&PT (BIDV) VN

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước ngoài. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước thì không thể cung cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng giá cả cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ còn thiếu và để trả nợ. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế.
    Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân đó là chúng ta thiếu những nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
    Dưới góc độ của một Ngân hàng thương mại, việc cung cấp tín dụng xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà còn thu được các phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ Mặt khác, việc phục vụ khách hàng khép kín từ việc cho vay, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong thực hiện giao dịch, giảm chi phí cho khách hàng, tăng uy tín của Ngân hàng.
    Nhận thức được điều đó, thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đó, Ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô tín dụng xuất nhập khẩu và khả năng thu hồi nợ vay. Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu cũng vì thế bị ảnh hưởng và cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài ”Nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.
    - Từ lý thuyết nghiên cứu kết hợp với thực trạng của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam để đánh giá những ưu nhược điểm, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    - Phạm vi nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện luận văn là: phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn, phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
    Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại, vì vậy việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và khảo sát thực tiễn hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của một ngân hàng thương mại đặc thù không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động này tại các ngân hàng thương mại cũng như có giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhằm nâng cao nâng cao chất lượng trong hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại.
    6. Kết cấu của Luận văn:
    Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau:
    CHƯƠNG 1. TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...