Luận Văn Nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Điệ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Khái quát chung
    I. Tình hình kinh tế thế giới:

    Trong nhiều năm vừa qua, kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển mạnh, sau 10 năm khủng hoảng Châu á, một lần nữa khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra có quy mô lan rộng hơn, tất cả đều bắt đầu từ cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng tài chính Mỹ. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Mỹ cũng rơi vào tình thế khó khăn. Theo số liệu thống kê cuối năm 2008 đầu năm 2009 cho thấy 11,6 triệu người Mỹ đã chính thức bị thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp cũng có thể khiến cho số người không trả được nợ tăng cao, làm cho lĩnh vực nhà ở đã lao đao lại càng căng thẳng hơn. Theo các kinh tế gia, tình trạng thất nghiệp trầm trọng có phần chắc sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, khiến cho niềm tin của người tiêu dùng và việc chi tiêu của họ bị tác động theo. Khoản chi tiêu của người tiêu thụ chiếm 2/3 hoạt động của nền kinh tế Mỹ.
    Kinh tế Mỹ trong giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã có 4 quý âm liên tiếp. Bên cạnh đó giai đoạn này cũng là giai đoạn chứng kiến thị trường chứng khoán lao dốc từ đỉnh cao bởi những tác động tiêu cực liên tiếp từ các hoạt động kinh tế. Thị trường tiền tệ, các ngân hàng và doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản. những khó khăn chung này đẩy thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones hạ từ mức đỉnh cao nhất 14.164,53 điểm ngày 9/10/2007 xuống dưới 8.000 điểm vào ngày 20/11/2008.
    Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ đã kéo theo hệ thống tài chính cả thế giới chao đảo, châm ngòi cho sự suy thoái kinh tế cùng lúc ở các nước đang phát triển.
    Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Mỹ. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thừa nhận rằng nguy cơ kinh tế Anh rơi vào suy thoái, với tăng trưởng gần như chững lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. BOE cũng nâng dự báo lạm phát của nước này từ mức hơn 4% lên gần 5% trong vài tháng. Toàn bộ châu Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.
    Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu lặp lại bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ. Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất công nghiệp sa sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân công, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, do nền kinh tế nước này đang có những dấu hiệu bước vào thời kỳ suy thoái.
    Không chỉ có Mỹ và Châu Âu, Châu á cũng gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng lần này. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới, cả 3 nền kinh tế trụ cột của thế giới cùng lúc rơi vào suy thoái sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và sự đi xuống theo chu kỳ sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ. Nước đầu tiên chịu ảnh hưởng chính là Nhật Bản, nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đầu tàu của kinh tế châu á.
    Nhật Bản trong năm 2008 đã có 3 quý liên tiếp kinh tế tăng trưởng âm do xuất khẩu sụt giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục giảm do những khó khăn của kinh tế Mỹ và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.Theo IMF tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm 2007 và 2,4% năm 2006. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố, kinh tế nước này đang suy thoái. Chính phủ vừa được cải tổ đang đối mặt với nhiều khó khăn. Lạm phát của Nhật Bản đang tăng cao do giá các nhu yếu phẩm tăng mạnh, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước giảm giá và tiêu thụ chậm. Dấu hiệu suy thoái được báo động ở nhiều lĩnh vực. Xuất khẩu và đầu tư, hai “động lực” của nền kinh tế Nhật Bản từ 5 năm qua, cũng bị đình trệ, do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.
    Cũng giống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng phải đón nhận những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế nước này. Trung Quốc vốn được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách tiền tệ của Mỹ cũng sẽ gánh chịu nhiều rủi ro nhất từ cuộc khủng hoảng này. Trong những năm vừa qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng là chủ nợ lớn của Mỹ. Do vậy, khi khủng hoảng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền sản xuất của Trung Quốc. Các chỉ số kinh tế tháng 11/2008 cho thấy hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang suy giảm với tốc độ thậm chí nhanh hơn. Tăng trưởng kinh tế giảm xuống khoảng 9% trong năm 2008, thấp hơn mức tăng ấn tượng 11,9% năm 2007.
    Cuộc suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hướng đến các nền kinh tế lớn mà còn có tác động lớn đến các nền kinh tế nhỏ. Việt Nam tuy chỉ là 1 nền kinh tế đang phát triển ở khu vưc Đông Nam A nhưng cũng là 1 bộ phận của nền kinh tế thế giới. Mỹ luôn được coi là 1 đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực xuất khẩu, vì vậy nền kinh tế Mỹ có tổn thất thì kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều bất lợi. Để nắm rõ hơn điều này, chúng ta cần đi sâu phân tích thêm tình hinh kinh tế trong thời gian qua ở Việt Nam.
    II.Tình hình kinh tế trong nước:
    Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã và sẽ ảnh hưởng đến một số hoạt động của kinh tế Việt Nam, nhưng mức độ tác động không lớn như các nước đang phát triển khác.
    Tuy cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng một số tác động gián tiếp là đáng kể. Trước hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá USD với đồng Việt Nam trên thị trường có nhiều biến động do tâm lý của người dân. Trước tình hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các biện pháp, chính sách để điều hành, ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ bản, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, rà soát và kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
    Về thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.
    Những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2008. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%. Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài, thương mại, tài chính tiền tệ, . trong thời gian vừa qua, cũng như phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nước ta cũng gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
    Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới và khu vực châu á được dự báo khả quan hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
    III. Lý do chọn đề tài:
    Ngành ngân hàng trong những năm qua có những bước phát triển vượt bậc, đồng thời cũng gặp phải rất nhiều biến động khó khăn do tác động của cả tình hình kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước. Đầu năm năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với lạm phát tăng cao do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Ngân hàng phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Chính vì thế nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng.
    Cuối năm 2008, đầu 2009 ngành tài chính ngân hàng tiếp tục phải đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ. Đây là 1 cú shock với nền kinh tế toàn cầu và cũng là 1 tấm gương cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Các ngân hàng sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay của mình; họ sẽ tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; họ sẽ đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai.
    Để phát triển và tồn tại, các ngân hàng luôn tìm các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động tín dụng trung dài hạn trong việc phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế sau ảnh hưởng của suy thoái và lạm phát. Hoạt động tín dụng trung dài hạn có hiệu quả hay không không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi ngân hàng mà còn là vấn đề quan tâm của cả nền kinh tế. Nguồn vốn trung và dài hạn từ các Ngân hàng thương mại chính là tiềm lực ổn định và là lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, phát triển, đẩy mạnh nền kinh tế của cẩ nước phát triển.
    Là một bộ phận trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung- dài hạn đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống. Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng trung- dài hạn của Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng kể song còn không ít những mặt hạn chế về quy mô cũng như chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ”.




    Mục lục
    Chương I: Khái quát chung 1

    I. Tình hình kinh tế thế giới: 1
    II.Tình hình kinh tế trong nước: 3
    III. Lý do chọn đề tài: 4
    CHƯƠNG II: kiến thức chung về tín dụng của ngân hàng thương mại 6
    I. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 6
    1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 6
    2. Chức năng của Ngân hàng thương mại. 6
    3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 7
    3.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 7
    3.2. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường 8
    3.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 9
    3.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 9
    4. Các loại hình tín dụng Ngân hàng. 9
    II. Tổng quan về tín dụng trung - dài hạn và vai trò tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường 10
    1.Tổng quan về tín dụng trung - dài hạn 10
    2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn. 11
    III. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượg tín dụng trung dài hạn của NHTM 13
    1. Khái niệm 13
    2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn. 14
    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHTM 17
    Chương III: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 23
    I. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội: 23
    1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội: 23
    2. Chức năm và nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng: 24
    3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ: 25
    4. Nhiệm vụ của các phòng ban: 25
    II. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ: 26
    1. Kết quả hoạt động kinh doanh: 26
    2. Một số đánh giá cụ thể hoạt động của Ngân hàng. 28
    2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn: 28
    2.2.Kết quả hoạt động cho vay. 28
    2.3. Các hoạt động khác : 29
    III. Thực trạng chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ : 29
    1. Chỉ tiêu về tổng quan thực trạng cho vay: 29
    2. Doanh số cho vay- thu nợ - dư nợ trung- dài hạn phân theo các thành phần kinh tế 32
    3. Tỷ trọng dư nợ trung- dài hạn và nợ quá hạn 34
    4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. 36
    5. Nhóm chỉ tiêu định tính. 36
    IV. Đánh giá hoạt động tín dụng trung- dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ: 37
    1. Những kết quả đạt được: 37
    2. Những tồn tại 37
    3. Nguyên nhân của những tồn tại 39
    Chương IV: giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 43
    I. Các định hướng chung: 43
    1. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 43
    2. Định hướng của NHTMCP Quân Đội: 44
    II. Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 46
    III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 46
    1. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng trung- dài hạn. 47
    2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện quy trình tín dụng trung- dài hạn. 47
    3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung- dài hạn. 48
    4. Đẩy mạnh công tác tự huy động vốn. 48
    5. Tăng cường công tác giám sát sử dụng tiền vay trung- dài hạn. 48
    6. Đa dạng hình thức tín dụng trung - dài hạn. 48
    7. Tăng cường hoạt động marketing Ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. 49
    Chương V: Kết luận 50
    I. Kết luận chung : 50
    II. Kết luận đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 51
    Tài liệu tham khảo 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...