Đồ Án Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG
    Cán bộ hướng dẫn: 1. GS.TS. NGUYỄN VĂN NAM 2. PGS.TS. NGÔ VĂN THỨ

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Từ lý luận chung về tín dụng ngân hàng, luận án đã đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng và xây dựng hệ thống một số nhóm chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng trong quá trình hội nhập. Một số nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại (ngân hàng thương mại) thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
    (1) Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế;
    (2) Phương diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng thương mại;
    (3) Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại;
    (4) Mức độ an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại;
    (5) Năng lực quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
    Luận án đã giới thiệu một số mô hình định lượng đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng pháp nhân tại ngân hàng thương mại như : mô hình chỉ số tín dụng đại diện là Altman; mô hình phân nhóm và phân lớp, mô hình Logistic. Luận án đã chỉ ra việc sử dụng mô hình định lượng là lượng hoá các quan hệ dự báo sự thay đổi chất lượng tín dụng đối với tất cả các khách hàng theo từng yếu tố. Sử dụng mô hình định lượng là dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng, mức độ khác biệt của các yếu đó đến chất lượng tín dụng.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ năm 2006 – 2010 và từ việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã xây dựng để đánh giá chất lượng tín dụng trên mặt định tính, luận án đã chỉ ra việc ứng dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã phản ánh được thực trạng chất lượng tín dụng của VCB trong điều kiện hội nhập.
    Luận án đã sử dụng mô hình định lượng Logistic, mô hình phân lớp nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân từ bộ số liệu sơ cấp của 115 khách hàng pháp nhân đã được khảo sát tại VCB – chi nhánh Đà Nẵng. Luận án đã chỉ ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng ở chi nhánh của VCB có một số bất cập như: chưa tính đến yếu tố về độ tin cậy của báo cáo tài chính của khách hàng; các tiêu chí đánh giá chưa phù hợp với tương quan hiện tại giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện hội nhập hiện nay; cách đánh giá một số chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng mang tính chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng là chính. Luận án đã chỉ ra việc ứng dụng mô hình định lượng đó có thể nâng cao chất lượng tín dụng tại các chi nhánh của VCB. Đồng thời, luận án đã đề xuất nhóm giải pháp hướng đến các nội dung sau:
    (1) Xây dựng, quản lý quan hệ khách hàng và sản phẩm, dịch vụ tín dụng của ngân hàng;
    (2) Hoàn thiện quy trình tín dụng theo thông lệ quốc tế;
    (3) Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng;
    (4) Xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực cho ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...