Tiến Sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH . vi
    LỜI MỞ ĐẦU .1

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 13
    1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .13
    1.1.1. Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM 13
    1.1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại .16
    1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .24
    1.2.1. Quan niệm về chất lượng 24
    1.2.2. Quan niệm chất lượng tín dụng NHTM 26
    1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM .28
    1.2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM trong
    quá trình hội nhập 30
    1.2.5. Nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập 40
    1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG XU THẾ HỘI NHẬP. 59
    1.3.1. Nhân tố khách quan .59
    1.3.2. Nhân tố chủ quan 62
    1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC .64
    1.4.1. Kinh nghiệm của NHTM ở Thái Lan .64
    1.4.2. Kinh nghiệm mô hình quản lý RRTD của NHTM ở Mỹ .66
    1.4.3. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của NHTM ở Hàn Quốc .68
    1.4.4. Bài học rút ra trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập .69
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .71

    CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .72
    2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .72
    2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Ngoại Thương
    Việt Nam .72
    2.1.2. Mô hình tổ chức VCB .75
    2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ 2006 – 2010 76
    2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 - 2010 .85
    2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của VCB đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế .85
    2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trên phương diện lợi ích
    chủ sở hữu ngân hàng 99
    2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của VCB .102
    2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động tín dụng của VCB .105
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .120
    2.3.1. Kết quả đạt được .120
    2.3.2. Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại VCB .121
    2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế .122
    2.3.4. Đánh giá xu hướng biến động chất lượng tín dụng của NHTMCP Ngoại
    Thương Việt Nam .125
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .128

    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP . .129
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 129
    3.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển của ngành ngân hàng và hệ thống
    NHTM Việt Nam đến năm 2020 129
    3.1.2 Chiến lược và định hướng phát triển của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam .134
    3.1.3 Định hường và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam .136
    3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 138
    3.2.1. Một số giải pháp mở rộng quy mô hoạt động tín dụng tại NHTMCP
    Ngoại thương Việt Nam 138
    3.2.2. Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng tín dụng .148
    3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 175
    3.2.4. Xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực cho ngân hàng phù hợp với xu
    thế hội nhập .177
    3.2.5. VCB nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín của mình trong nước và trên
    thế giới. 184
    3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác để nâng cao chất lượng tín dụng của VCB .186
    3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 187
    3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và thị trường tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp 187
    3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng .189
    3.3.3. NHNN cần ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với NHTM. 190
    3.3.4. NHNN cần xây dựng phương thức giám sát đối với NHTM trên nguyên
    tắc của Basel 191
    3.3.5. NHNN phối hợp với các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .192
    3.3.6. NHNN tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới 192
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .193
    KẾT LUẬN .194
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội thuộc mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới NH - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Tự do hóa thương mại và tài chính đang ngày một phát triển theo hướng mở rộng trên toàn bộ khía cạnh của nền kinh tế đã góp phần chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận hành của hệ thống NH Việt Nam. Hệ thống NH Việt Nam là một khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là các NHTM đang từng bước chuyển mình theo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các NHTMCP.
    Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì hoạt động tín dụng của NHTM vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hoat động kinh doanh của ngân hàng, đem lại thu nhập lớn nhất của các NHTM, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đổi mới hoạt động kinh doanh là xu thế tất yếu mà các NHTM đang vận động theo sự phát triển kinh tế của từng quốc gia, trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM luôn đối mặt những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của NHTM. Đồng thời hoạt động tín dụng của NHTM cũng đang đứng trước những yêu cầu mới về nâng cao an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, nâng cao CLTD của các NHTM luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới.
    Gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường tiền tệ, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như: kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng như mảng dịch vụ NH hiện đại: Kinh doanh ngoại tệ, các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử Trong các hoạt động kinh doanh thì hoạt động tín dụng vẫn đóng vài trò chủ yếu của VCB và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Tổng tài sản tăng từ trên 167 nghìn tỷ năm 2006 lên trên 307 nghìn tỷ năm
    2010. Lợi nhuận sau thuế tăng 50% trong vòng 5 năm. Tín dụng tăng từ trên 67 nghìn tỷ năm 2006 lên trên 176 nghìn tỷ năm 2010. Kết quả tài chính phản ánh sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của VCB, bao gồm gia tăng quy mô và chất lượng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ là không có giới hạn trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nhiều ngân hàng đang vươn lên cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ trong đó có chất lượng tín dụng như ACB, BIDV, Viettinbank, đặt ra những thách thức rất lớn đối với VCB trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”.
    Quản lý và nâng cao CLTD tại NHTM đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi NH trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó mỗi một NHTM cần tìm ra phương thức quản lý và xây dựng các chỉ tiêu phản ánh CLTD phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế và nội tại nền kinh tế quốc dân là xu hướng tất yếu của thời đại. Trước xu thế và thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam hiện nay, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng bức xúc đó. Luận án đưa ra quan điểm về CLTD, các chỉ tiêu phản ánh CLTD của NHTM, giới thiệu một số mô hình định lượng đánh giá tín nhiệm TD đối với KH vay vốn, phân tích các nhân tố ảnh hưởng CLTD và thực trạng công tác quản lý CLTD tại VCB trong thời gian qua. Từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao CLTD tại VCB trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...