Luận Văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Xuân



    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong điều kiện hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu hướng phổ biến, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của khu vực và toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, đồng thời để có thể ứng dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống Ngân hàng. Để có thể có được nguồn vốn lớn đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó thì Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác tín dụng.


    Tín dụng Ngân hàng là hoạt động có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, bởi đó là hoạt động chủ yếu và là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Không chỉ vậy, tín dụng Ngân hàng còn được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng Ngân hàng lại là hoạt động có độ rủi ro rất cao, xuất phát từ ngay đặc trưng cơ bản của nó là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều đã và đang được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.


    Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân là Ngân hàng mới được thành lập năm 1996, từ đó đến nay Ngân hàng đã thực hiện khá tốt hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quận và khu vực.


    Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân” nhằm đưa ra những giải pháp có căn cứ thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân.


    Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương I: lí luận chung về Ngân hàng thương mại – tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng.

    Chương II: thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân

    Chương III: một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng



    MỤC LỤC​

    CHƯƠNG1: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

    1.1.1. Khái niệm

    1.1.2. Hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại

    1.1.2.1. Tín dụng phân chia theo thời gian

    1.1.2.2. Tín dụng phân chia theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

    1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

    1.2.1. Khái niệm

    1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

    1.2.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn

    1.2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng

    1.2.2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

    1.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

    1.2.2.5. Tổng dư nợ

    1.2.2.6. Dư nợ bình quân một cán bộ tín dụng

    1.2.2.7. Cơ cấu dư nợ theo các loại hình tín dụng

    1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

    1.2.3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng thương mại

    1.2.3.2. Nhân tố khác


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN

    2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    2.1.2. Cơ cấu tổ chức

    2.1.2.1. Tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    2.1.2.2. Chức năng của các bộ phận

    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân 2007 – 2009

    2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

    2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

    2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

    2.2. Thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    2.2.1. Đánh giá thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân theo chỉ tiêu định tính

    2.2.1.1. Công việc thực hiện quy trình tín dụng

    2.2.1.2. Công tác kiểm tra kiểm soát

    2.2.1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng

    2.2.2. Đánh giá thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân theo chỉ tiêu định lượng

    2.2.2.1. Tổng dư nợ

    2.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn

    2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

    2.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

    2.2.2.5. Chỉ tiêu thu lãi từ hoạt động tín dụng

    2.2.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    2.2.3.1. Những kết quả đạt được

    2.2.3.2. Hạn chế

    2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế



    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN


    3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân trong thời gian tới

    3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh gân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân trong thời gian tới

    3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân

    3.2.2. Giải pháp trong công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn

    3.2.3. Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định khách hàng

    3.2.4. Nâng cao công tác ứng dụng Marketing vào hoạt động tín dụng

    3.2.5. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

    3.2.6. Đa dạng danh mục cho vay

    3.2.7. Chú trọng việc xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển công nghệ

    3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân

    3.3.1. Đối với Nhà nước

    3.3.2. Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

    3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước


    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...