Luận Văn Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát tri

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN


    Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Tôi đã xây dựng chuyên đề này trên cơ sở những số liệu trung thực có nguồn gốc rõ ràng, được lấy từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây./.



    LỜI NÓI ĐẦU

    Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của các tổ chức trung gian tài chính là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là lĩnh vực chưa đựng nhiều rủi ro nhất của các NHTM và các định chế tài chính khác.

    Trong bối cảnh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển sao cho phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội. Nhưng vấn đề là phải đảm bảo chất lượng tín dụng như thế nào để NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

    Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho NHTM làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế và sẽ là cầu nối giữa phần tiết kiệm và đầu tư. Từ đó góp phần điều hoà nguồn vốn trong xã hội, phân bố các nguồn vốn cho đầu tư một cách hợp lý, giảm lãng phí ở những nơi thừa vốn trong xã hội, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, tạo quan hệ tốt giữa cung và cầu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền tệ.

    Như chúng ta đã biết, tín dụng cũng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế. Do vậy, chất lượng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước. Ngoài ra, tín dụng có chất lượng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

    Tín dụng có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng sản xuất kinh doanh và tạo một thị trường tài chính lành mạnh. Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là NH đang trên đà phát triển tốt, nhờ vậy mà có điều kiện đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng.

    Trong điều kiện nền kinh tế mở kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên thị trường, nếu NHTM nâng cao được chất lượng tín dụng thì cũng chính là đã tạo được lòng tin ở khách hàng của mình. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế” nên họ có quyền lựa chọn bất kỳ một NH nào đó làm đối tác. Hay nói cách khác, khách hàng tìm đến NH nào mà ở đó thực sự tạo điều kiện và giúp đỡ họ thực hiện việc kinh doanh đạt hiệu quả thông qua quan hệ tín dụng và các dịch vụ khác. Hơn nữa, về phía NH sẽ có cơ hội tăng số lượng khách hàng, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn, tạo điều kiện mở rộng tín dụng.

    Nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính của NHTM được cải thiện, tạo ra những thế mạnh trong quá trình cạnh tranh, giúp cho NH tránh và hạn chế được những rủi ro, những tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng và tạo điều kiện để mở rộng các quan hệ tín dụng. Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NH nói chung.

    Qua những vấn đề được phân tích ở trên ta thấy rõ sự cần thiết khách quan của việc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.

    Từ thực tế ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây, và sau thời gian học tập nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát triển Sơn Tây" để làm chuyên đề nghiên cứu của mình.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:

    Chương I: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây

    Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây

    Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này tại BIDV CN Sơn Tây. Từ đó, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của bản thân mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Xét về khía cạnh nào đó, tôi hy vọng BIDV CN Sơn Tây nói riêng và hệ thống NH nói chung luôn luôn phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV CN Sơn Tây, thời gian trong phạm vi 03 năm, từ năm 2006 đến 30/6/2008.

    Do khả năng và trình độ của bản thân có hạn, nên chắc rằng đề tài này sẽ không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định, vì thế tôi rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và đặc biệt là các thầy, cô trong bộ môn hướng dẫn để đề tài được hoàn chỉnh, mang tính thực tiễn và khả thi cao hơn./.





    MỤC LỤC

    Lời cam đoan: 1

    Danh mục các bảng, biểu đồ: 2

    Danh mục các từ viết tắt: 3

    Lời nói đầu: 4

    CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N 7

    1.1. Hoạt động tín dụng đối với DNV&N của NHTM 7

    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của của DN vừa và nhỏ 7

    1.1.1.2 Khái niệm DNV&N 7

    1.1.1.2. Vai trò, đặc điểm của DNV&N 7

    1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM 12

    1.2. Chất lượng tín dụng đối với DNV&N của NHTM 18

    1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 18

    1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM 20

    1.2.2.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu 20

    1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 24

    1.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 24

    1.2.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận 25

    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với DNV&N 26

    1.3.1. Các nhân tố chủ quan 26

    1.3.2. Nhân tố khách quan 29

    1.3.3. Những nhân tố khác 30

    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA BIDV CN SƠN TÂY 33

    2.1. Khái quát về BIDV CN Sơn Tây 33

    2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển cuả BIDV CN Sơn Tây 35

    2.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự 35

    2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu 37

    2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNv&N của NH DT&PT Sơn Tây 39

    2.2.1. Hoạt động tín dụng đối với DNV&N của BIDV CN Sơn Tây 39

    2.2.1.1. Các hình thức cho vay 39

    2.2.1.2. Các hình thức đảm bảo áp dụng 41

    2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV CN Sơn Tây 43

    2.2.3. Các chỉ tiêu về số lượng DNV&N có quan hệ với BIDV CN Sơn Tây.48

    2.3. Hạn chế và nguyên nhân 52

    2.3.1. Hạn chế 52

    2.3.2. Nguyên nhân 52

    2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan 52

    2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 53

    CHƯƠNG III:

    CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CN SƠN TÂY 55

    3.1. Định hướng của BIDV CN Sơn Tây trong việc nâng cao chất lượng tín dụng 55

    3.1.1. Định hướng chung 55

    3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N 56

    3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại BIDV CN Sơn Tây 57

    3.2.1 Mở rộng và duy trì, thiết lập mối quan hệ lâu dài đối với các khách hàng truyền thống 57

    3.2.2 Giảm thiểu phát sinh nợ xấu 59

    3.2.3 Phát huy nhân tố con người vì sự phát triển của NH 62

    3.4 Một số kiến nghị 63

    3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 64

    3.4.2 Kiến nghị với NH Nhà nước 65

    3.4.3 Kiến nghị với Chính quyền địa phương 65

    3.4.4 Kiến nghị với BIDV 66

    3.4.5 Đề xuất với BIDV CN Sơn Tây 67

    KẾT LUẬN . 70

    Danh mục tài liệu tham khảo 71






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...