Luận Văn Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy


    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DANH NGHIỆP XÂY LẮP 5
    1.1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp: 5
    1.1.1. Khái niệm 5
    1.1.2 Vai trò của ngành xây lắp. 6
    1.1.2.1 Ngành công nghiệp xây lắp phát triển là điều kiện khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực của đất nước. 6
    1.1.2.2 Khuyến khích sự phát triển của ngành xây lắp là cơ hội thu hút lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội 7
    1.1.2.3 Ngành xây lắp được thành lập theo quy định của pháp luật, giữ một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hơn các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước. 7
    1.1.2.4 Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cần có sự đóng góp không nhỏ của ngành xây dựng cơ bản. 7
    1.1.3 Đặc điểm của ngành nghề xây lắp. 8
    1.1.3.1 Đặc điểm về các loại hình tổ chức sản xuất 8
    1.2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây lắp. 9
    1.1.2.3 Đặc điểm về tổ chức thi công công trình. 10
    1.1.2.4 Vốn và vấn đề chu chuyển vốn tại doanh nghiệp xây lắp. 10
    1.2 Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp 12
    1.2.1 Chất lượng tín dụng ngắn hạn trong các Ngân hàng thương mại: 12
    1.2.2 Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp: 14
    1.2.2.1 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp. 15
    1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp. 18
    1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp. 21
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 27
    2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 27
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 27
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 27
    2.1.3 Các sản phẩm tín dụng đang được triển khai tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 28
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức. 29
    2.1.5 Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 31
    2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 36
    2.2.1 Những yêu cầu chung, thống nhất về tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 37
    2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 40
    2.2.2.1 Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng ngắn hạn. 41
    2.2.2.2 Các chỉ tiêu về nợ quá hạn. 48
    2.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng ngắn hạn và những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng, giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 50
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 57
    3.1 Định hướng cho hoạt động tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 57
    3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. 58
    3.2.1 Đổi mới chính sách tín dụng ngắn hạn phù hợp trong lĩnh vực thi công xây lắp 59
    3.2.2 Tăng cường đánh giá năng lực các doanh nghiệp xây lắp. 62
    3.2.3 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc thẩm định trong cho vay. 64
    3.2.4 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xây lắp. 65
    3.2.5 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình vay và sử dụng vốn vay cũng như quá trinh trả nợ vay của các doanh nghiệp xây lắp. 67
    3.2.6 Tăng cường trao đổi, đúc rút kinh nghiệm đối với từng khoản vay, từng doanh nghiệp. 67
    3.2.7 Nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ tín dụng. 68
    3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp 69
    3.3.1 Với cơ quan Nhà nước. 69
    3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước. 70
    3.3.3 Với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 72
    3.3.4 Với các doanh nghiệp xây lắp. 73
    KẾT LUẬN 75
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

    LỜI MỞ ĐẦU
    Kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang có những bước khởi sắc rất đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng đạt 7,5%; kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều những chuyển biến tích cực. Đó là kết quả của chính sách đổi mới, phát huy chung của nền kinh tế, của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, của hội nhập, của những chính sách huy động vốn và sử dụng vốn rất hiệu quả.
    Là một nước còn nghèo, điểm xuất phát thấp, để không bị tụt hậu, chúng ta không còn con đường nào khác là phải tăng cường đầu tư để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Đây là quá trình đòi hỏi có nhu cầu vốn rất lớn bao gồm cả nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn. Trong khi vốn ngân sách Nhà nước cấp hạn hẹp, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển đất nước, với tốc độ đô thị hoá cao, cơ sở hạ tầng đang được củng cố và phát triển, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp đang dần dần được hình thành, . thì toàn bộ nguồn vốn sản xuất, vốn lưu động, vốn cố định đều cần những nguồn tài trợ khác từ việc đi vay.
    Trước những tín hiệu về sự sôi động của một nền kinh tế đang phát triển, nhiều Ngân hàng thương mại đã thực sự vào cuộc và thực hiện nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Và việc đầu tư cho việc phát triển thi công các công trình xây dựng đang giành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý.
    Đối với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nói riêng thì việc triển khai cho vay hỗ trợ vốn đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đang được xem là một hoạt động đặc thù từ khi còn là Ngân hàng cấp phát vốn xây dựng cơ bản. Trong nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đã triển khai cho vay, hỗ trợ vốn rất lớn đối với các đơn vị hoạt động thi công xây lắp, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ thi công và đầu tư các dự án.
    Tín dụng ngắn hạn với vai trò không thể phủ nhận được của nó đã đang phát huy được vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bức thiết về số vốn lưu động, đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đã hướng sự quan tâm đặc biệt của tôi về vấn đề này, về tầm quan trọng, về những thuận lợi, khó khăn và thách thức đang đặt ra đối với Ngân hàng và các doanh nghiệp trước cửa ngõ của quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy mà tôi đã tự lựa chọn cho mình đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
    Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương lớn:
    Chương I: Tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xây lắp
    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy.
    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy.
     
Đang tải...