Luận Văn Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng tín dụng hộsản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

    LỜI NÓI ĐẦU.Trong thời gian gần đây đất n­ước ta đã và đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tâp chung bao cấp sang nền kinh tế thị trư­ờng dư­ới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế nội địa phát triển, nhằm khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có của Đất n­ớc ta tạo đà cho sự phát triển lâu dài. Bên cạnh những khó khăn thách thức, Đảng và Nhà nư­ớc không ngừng coi trọng việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là tiềm năng dồi dào mà n­ước ta đang có trong tay từ khi khai thiên lập địa.
    Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2008 với nhiều khó khăn thách thức. Do ảnh hư­ởng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam năm qua cũng diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn biến cung – cầu vốn nội tệ và ngoại tệ trên thị tr­ường tiền tệ bất th­ường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễn ra, kinh tế có dấu hiệu suy giảm , sức cầu yếu, hàng hoá ứ đọng, đời sống nhân dân gặp khó khăn .
    Vư­ơn lên những khó khăn đó, năm qua, đất n­ước ta cũng chứng kiến những thành tựu không nhỏ trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội đến chính trị ngoại giao . Trong đó vị thế của ngành Ngân hàng ngày càng đ­ược khẳng định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô , kiềm chế lạm phát, thu hút vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài, thúc đẩy tăng tr­ưởng kinh tế đất n­ước, để đ­ưa nền kinh tế nư­ớc ta phát triển trong sân chơi chung toàn cầu.
    Trong bức tranh chung ấy,Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Ân Thi nói riêng sau khi tái lập cho đến nay đã phải đối mặt với nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn và dư nợ còn rất thấp.
    Với vị trí địa lý không thuận lợi so với các huyện bạn liền kề, nơi này giao thông đi lại khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, người dân sinh sống ở đây chủ yếu là sản suất nông nghiệp như: cấy lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, không tập chung.Trước những khó khăn trên NHNo và PTNT huyện Ân Thi vẫn kiên trì thực hiện chuyển hướng trong kinh doanh, xác định đối tượng phục vụ chính là:
    “ Nông nghiệp, nông thôn”. Sự chuyển hướng kinh doanh đúng đắn đã đem lại kết quả to lớn cho NHNo và PTNT huyện Ân Thi. Vốn tín dụng ngân hàng đã giúp hàng vạn hộ sản xuất trên địa bàn có đủ vốn sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân .Trong quá trình CNH - HĐH Đất nước, đặc biệt là quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ vốn cho vay hộ nông dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên thực tế việc mở rộng cho vay hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của hoạt động này như : Món vay nhỏ, chi phí cao, khả năng tiềm ẩn rủi ro ngày càng lớn.
    Với chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng tăng.
    Việc mở rộng cho vay là một yêu cầu cấp thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trên cơ sở hiệu quả đồng vốn đầu tư. Vì vậy kinh doanh một cách thận trọng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro như khu vực nông nghiệp nông thôn hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Mặt khác với đặc thù của một huyện kinh tế nông nghiệp thuần nông, trong thời gian thực tập tại NHNo và PTNT huyện Ân Thi, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” làm nội dung nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2.Mục đích nghiên cứu của đề tàiNghiên cứu vấn đề lý luận về hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.
    Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo và PTNT huyện Ân Thi từ đó tìm ra những mặt còn tồn tại, trên cơ sở đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất, mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị để thực hiện giải pháp.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuTập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn cụ thể trong hoạt động cho vay HSX của NHNo và PTNT huyện Ân Thi trong 3 năm 2006-2007-2008.
    4.Phương pháp nghiên cứuSử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp: Phân tích, tổng hợp, diễn giải, phân tích thống kê, so sánh.
    Kết hợp nghiên cứu lý luận , kinh nghiệm thực tiễn vận dụng vào NHNo và PTNT huyện Ân Thi.
    KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Chương 1: Những vấn đề chung về chất luợng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản suất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Ân Thi.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất đối với Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Ân Thi.
     
Đang tải...