Chuyên Đề Nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Quản

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong nền kinh tế thị trư¬ờng, tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đây là nguồn vốn to lớn đối với nền kinh tế; đối với sản xuất, tiêu dùng, nó mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nó có tác động mạnh đến mọi họat động kinh tế xã hội và đời sống của các cá nhân. Trong các ngân hàng thư¬ơng mại, tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự sống còn, hay thịnh vượng, nó là nhân tố chính mang lại lợi nhuận hay thua lổ cho các NHTM; sự thành công hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chất lư¬ợng tín dụng.
    Do vai trò quan trọng như¬ vậy nên thời gian qua, cùng với việc đổi mới toàn diện nền kinh tế, hoạt động tín dụng trong nền kinh tế cả nư¬ớc cũng đ¬ược đổi mới căn bản. Quy mô hoạt động và chất l¬ượng tín dụng đ¬ược nâng cao đáng kể. Nhờ đó, tín dụng ngân hàng đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng và cấp bách khác.
    Cùng với hệ thống ngân hàng th¬ương mại trong cả nư¬ớc, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Quảng Bình đã có những bư¬ớc tiến bộ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng – ngân hàng, quy mô và chất lư¬ợng tín dụng đ¬ược nâng cao đáng kể. Nhờ đó, đã đáp ứng đ¬ược nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và doanh nghiệp, thúc đẩy mở rộng sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Quảng Bình.
    Tuy nhiên trong bối cảnh mới hiện nay, khi cả nư¬ớc đang trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị tr¬ường định hư¬ớng xã hội chủ nghĩa theo xu h¬ướng mỡ cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình đang đứng trư¬ớc những cơ hội và thử thách lớn. Song so với yêu cầu của sự phát triển vẫn chưa đạt đến mức độ một ngân hàng hiện đại, vẫn còn một số hạn chế, hiệu quả kinh doanh ch¬ưa cao, đang chịu sức cạnh tranh lớn với các ngân hàng th¬ương mại khác; còn có những tồn tại về chất lư¬ợng tín dụng: Nợ xấu có xu hư¬ớng gia tăng, chưa tạo ra được những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình trên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm những giải pháp để nâng cao chất l¬ượng tín dụng trở thành vấn đề bức thiết, mang tính thời sự và có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình .
    Xuất phất từ đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất l¬ượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình ” làm luận văn thạc sĩ.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng về hoạt động và chất l¬ượng tín dụng đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình.
    2.1. Mục cụ thể
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất l¬ượng tín dụng trong điều kiện kinh tế thị trư¬ờng;
    - Phân tích thực trạng họat động và chất l¬ượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình ;
    - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lư¬ợng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình .
    3. PH¬ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
    - Đối với tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu, thông tin của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình, Tạp chí NHNo&PTNT, Ngân hàng nhà nước (NHNN), niên giám thống kê Quảng Bình 2007 và 2008, các loại sách chuyên ngành về tín dụng ngân hàng Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập nhằm khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình và thực trạng tín dụng, chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình.
    - Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra từ đối tượng vay vốn NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong phạm vi các huyện, thành phố trong tỉnh theo phương pháp phát phiếu điều tra lấy ý kiến. Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập để có căn cứ cho việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng từ phía các đối tượng đi vay.
    Do tính chất của đề tài nên số phiếu điều tra được phát ra trên phạm vi khá rộng, bao gồm khách hàng vay vốn các huyện thị, thành phố trên địa bàn (tại huyện Minh Hoá 50 phiếu, Tuyên Hoá 50 phiếu, Quảng Trạch 50 phiếu, Bố Trạch 50 phiếu, Quảng Ninh 50 phiếu, Lệ Thuỷ 50 phiếu và Thành phố Đồng Hới 200 phiếu). Tổng số phiếu điều tra phát ra điều tra tại các khách hàng vay vốn là 500 phiếu, số thu về 480 phiếu đạt 96%; hoàn toàn thích hợp cho phân tích trong nghiên cứu này (xem phụ lục 1.1).
    3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
    Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa tài liệu điều tra và việc xử lý số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm SPSS.
    3.3. Phương pháp phân tích
    ¬ - Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và phân tích kinh doanh để phân tích đánh giá thực trạng họat động tín dụng cho vay và chất lượng tín dụng của nội tại NHNo&PTNT Quảng Bình trên cơ sở các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp;
    - Dùng các phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tương quan, phương pháp kiểm định ANOVA, Chi-squared và các phương pháp thống kê toán khác để phân tích, đánh giá và kiểm định độ tin cậy, mức ý nghỉa thống kê của các mối liên hệ đối với chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình từ các tài liệu sơ cấp thu thập được của các đối tượng vay vốn (cá nhân, doanh nghiệp, .);
    - Sử dụng các phương pháp hệ thống và phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng, tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới;
    Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng cho vay và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay của ngân hàng.
    Đối tượng tiếp cận của đề tài luận văn là bản thân NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình và các đối tượng vay vốn của ngân hàng này.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong quan hệ với các đối tượng khách hàng vay vốn trên địa bàn Quảng Bình .
    + Về thời gian: Phân tích đánh giá chất lượng tín dụng trong thời kỳ 2004-2008; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...