Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã 9
    1.1. Dân chủ, quy chế dân chủ ở cấp xã và khái niệm chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã 9
    1.2. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã 29
    1.3. Nâng cao chất lượng Quy chế dân chủ ở cấp xã là yêu cầu khách quan và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay 43
    Chương 2: Thực trạng quá trình triển khai thực hiện và chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 53
    2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên 53
    2.2. Thực trạng quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 54
    2.3. Chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 60
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay 85
    3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 85
    3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 88
    Kết luận 114
    Danh mục tài liệu tham khảo 117


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của luận văn
    Xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [32, tr.515]. Nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo những lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sớm khẳng định mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Xây dựng chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc "Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 6 năm 1997) khẳng định, khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
    Với tinh thần đó, Đại hội IX, X của Đảng khẳng định vị trí, tầm quan trọng lâu dài và cấp thiết của vấn đề dân chủ, khẳng định mục tiêu chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu qủa quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 18/2/1998 Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã ra chỉ thị số 30 về việc xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở. Thể chế hoá chỉ thị của Bộ Chính trị, ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) ban hành các Nghị quyết số 45/1998, số 55/1998, số 60/1998 giao cho Chính phủ ban hành các Nghị định về thực hiện qui chế dân chủ ở ba loại hình cơ sở. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998, số71/1998 và số 07/1999, trong đó NĐ 29/1998 quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã, NĐ 71/1998 quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính và NĐ 07/1999 quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
    Việc ra đời Chỉ thị số 30-CT/TW và các Nghị định của Chính phủ ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa thể hiện tính cấp thiết của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời còn đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất và chất lượng, không tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Nhân dân có quyền được công khai bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn bó với quyền lợi và nghĩa vụ của trực tiếp của mình, đồng thời phát huy dân chủ đại diện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương cơ sở. Thực tiễn cho thấy: ở đâu cấp ủy đảng nhận thức rõ và quan tâm chăm lo đúng mức tới việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở đó kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, thu hút và tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng với chính quyền, động viên và huy động được sức lực, trí tuệ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu như địa phương nào, cơ sở nào không thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoặc triển khai thực hiện một cách hình thức, qua loa đại khái thì ở đó đời sống nhân dân gặp khó khăn, kinh tế nhập nhằng, chậm phát triển, an ninh chính trị mất ổn định, tình hình kiến nghị, khiếu kiện vượt cấp của nhân dân gia tăng, vv . dẫn đến phát sinh một số điểm nóng ở một số cơ sở như: Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên . đã từng xảy ra.
    Thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và đòi hỏi phát triển không ngừng, đầy tính sáng tạo. Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết

    Chương 1
    Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng
    thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã

    1.1. Dân chủ, Quy chế dân chủ ở cấp xã và khái niệm chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã
    1.1.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ ở cơ sở
    1.1.1.1. Khái niệm dân chủ
    Dân chủ từ bao đời nay luôn là đề tài hấp dẫn đối với các học giả trong và ngoài nước bởi dân chủ liên quan mật thiết tới cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Vấn đề dân chủ đã, đang và sẽ còn là một vấn đề thời sự được quan tâm tìm tòi, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của mọi quốc gia, trong đó có đất nước Việt Nam.
    Dân chủ là khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại. Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là do hai từ hợp thành: Demos là nhân dân và Kuatos là quyền lực hay chính quyền. Dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân, là một trong những hình thức tổ chức chính trị nhà nước của xã hội mà đặc trưng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Khi bàn về khái niệm dân chủ là gì, các nhà khoa học đề xuất khá nhiều ý kiến:
    - ý kiến thứ nhất cho rằng, dân chủ là sản phẩm của quan hệ giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với xã hội.
    - ý kiến thứ hai hiểu khái niệm dân chủ bao hàm ba nội dung cơ bản là nội dung chính trị (dân chủ chính trị), nội dung văn minh nhân đạo (dân chủ xã hội là thành quả quan trọng nhất của văn minh và nhân đạo của loài người) và nội dung xã hội của dân chủ (dân chủ xã hội là hình thức tồn tại của xã hội hiện đại).
    - ý kiến thứ ba cho rằng, dân chủ cần được xem xét theo nhiều khía cạnh, nhưng với nghĩa chung nhất, phổ biến nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
    - ý kiến thứ tư của một số nhà khoa học, tôn vinh dân chủ là một công trình bi tráng trong hàng chục vạn năm của loài người. Đó là khát vọng, lý tưởng chung mà hàng triệu con tim và khối óc cùng hướng tới, đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy dù phải hy sinh xương máu. Dân chủ là khát vọng mà chính chúng ta đang vươn tới.
    - ý kiến thứ năm cho rằng, dân chủ không chỉ là một vấn đề chính trị hay xã hội, mà xét theo bề sâu chính là một vấn đề văn hóa. Bởi thế, xử lý vấn đề dân chủ không thể tách rời khỏi mối quan hệ truyền thống - hiện đại trong văn hóa. Dân chủ còn là một yếu tố của văn hóa, một thành tựu của văn hóa đã có từ lâu đời trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Theo các nhà kinh điển: dân chủ là sản phẩm tự quyết của nhân dân, phản ánh sự tồn tại của con người với tất cả ý trí, tài năng và lợi ích của họ; dân chủ là sản phẩm của đấu tranh giai cấp; quyền dân chủ bị chế định bởi tương quan giai cấp, trạng thái phát triển của sản xuất và trình độ văn hóa chung, trước hết là văn hóa chính trị của nhân dân; dân chủ là một hình thức Nhà nước mà ở đó thừa nhận quyền ngang nhau của dân cư trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý xã hội [53, tr.129-130-131].
    Như vậy, dân chủ là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có nội dung rộng lớn và luôn luôn mới, gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóa của loài người. Để hiểu rõ bản chất, nội dung và tính chất của dân chủ, phải xem xét nó dưới nhiều góc độ, khía cạnh: là phương thức của phong trào chính trị xã hội của quần chúng; là hình thức nhà nước, hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực xã hội; là một hệ thống quyền hành, tự do và trách nhiệm của công dân được quy định bởi hiến pháp và pháp luật; là nguyên tắc tổ chức toàn thể xã hội và với tư cách là một chế độ chính trị.


    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. Trịnh Ngọc Anh (2003), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, (11), tr 45-49.
    2. Lê Trọng Ân (2004), “Dân chủ và phát huy dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (24), tr.27-31.
    3. Ban Dân vận Trung ương (2003), Triển khai Quy chế dân chủ ở thôn (buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc), Hà Nội.
    4. Lương Gia Ban (2002), “Chung quanh những vấn đề về Quy chế dân chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (20), tr.34 - 38.
    5. Bộ Chính trị (2004), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30 CT/TW của (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
    6. Bộ Chính trị (2004), Thông báo số 159 - TB/TW ngày 15/11/2004.
    7. Bộ Nội vụ, Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/2004 NĐ - CP ngày 07/07/2003của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn, ngày 20/02/2004.
    8. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ - CP ngày 07/07/2003.
    9. Chỉ thị số 10 CT/TW ngày 28/03/2002, về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
    10. Nguyễn Cúc (chủ biên) (2002), Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đức Dũng (2006), “Những tấm gương mờ”, Báo Văn nghệ trẻ, (11).
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30 CT/TW "về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở", ngày 18/02/1998.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Trần Bạch Đằng (2003), “Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (35), tr.64-49.
    20. Lê Xuân Đình (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.34-38.
    21. Trương Quang Được (2002), “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (12), tr.6-11.
    22. Nguyễn Văn Giang (2004), “Dân chủ hóa quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở cấp xã”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.24-28.
    23. Hệ thống văn bản pháp luật về Luật nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Quốc Huy - Thành Chung (2005), “Mượn gió bẻ măng, mượn dân lấy đất”, Báo Văn nghệ trẻ, (39).
    25. Trần Ngọc Khuê, Lê Kim Việt (chủ biên) (2004), Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...