Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPbank

    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN . 2
    MỤC LỤC 3
    2.2.3.1. Huy động vốn . 31
    2.2.3.2. Dịch vụ tín dụng 31
    2.2.3.3. Chuyển tiền trong nước và thanh toán quốc tế' 33
    2.2.3.4. Dịch vụ thẻ 33
    2.2.3.5. Thị trường vốn và kinh doanh ngoại tệ . 33
    2.2.3.6. Đầu tư tài chính 34
    DANH MỤC VIẾT TẮT . 57
    CHÚ THÍCH 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
    PHỤ LỤC 01: TÀI CHÍNH DỰ ÁN MINH HỌA 60
    PHU LUC 02: TAI CHINH DƯ AN SAU KHI ĐIÊU CHlNH 66

    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Xuất phát từ thực trạng thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng thương mại, tầm quan
    trọng của công tác thẩm định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như chất lượng tài sản của
    Ngân hàng. Đề tài“Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
    TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VPbank” là một đề tài mang tính cấp thiết.
    Bắt đầu từ việc nghiên cứu các nguyên lý, lý luận chung về phương pháp, quy trình thẩm
    định tài chính dự án (“Project finance”). Đề tài đi sâu đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài
    chính dự án tại các Ngân hàng thương mại, đưa ra các vấn đề tồn tại cơ bản: cách xác định Ngân
    lưu ròng (“Cash flow”), phương pháp cũng như quy trình thẩm định tài chính dự án, thông số giả
    định dự án.
    Công tác thẩm định tài chính dự án tương đối phức tạp, các vấn đề tồn tại tương đối rộng.
    Nhưng trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ tập trung đưa ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể:
    các xác định cashflow, tính tỷ suất chiết khấu WACC, đánh giá bảng thông số giả định . Hi vọng
    rằng đề tài này thực sự có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các
    Ngân hàng thương mại.

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu đề tài:
    Hội nhập WTO từ năm 2007, đã và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với
    các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các Ngân hàng thương mại nói riêng. Để có thể
    tồn tại, tăng trưởng, phát triển đảm bảo yếu tố cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài là
    vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước vì luôn phải đảm bảo các yếu tố: quy mô doanh
    nghiệp, tiềm lực tài chính (vốn), thương hiệu, khả năng quản lý, khả năng huy động vốn và khai
    thác thị trường, hiệu quả kinh doanh .
    Với vai trò là trung gian tài chính các Ngân hàng thương mại tham gia tài trợ cho vay
    doanh nghiệp dưới các hình thức trực tiếp và gián tiếp: cho vay vốn, góp vốn đầu tư, đầu tư trái
    phiếu doanh nghiệp, kinh doanh vốn, dịch vụ khác Một trong những hình thức tài trợ doanh
    nghiệp là tài trợ cho “tài chính dự á n” (trong tiếng Anh gọi là “Project finance”).
    Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh ở đây tài trợ cho “tài chính dự án” có sự khác biệt với
    cho vay các dự án trung dài hạn. Sản phẩm cho vay trung dài hạn chỉ thể hiện quan hệ cũng như
    cam kết giữa hai bên: Bên cho vay vốn (Ngân hàng) và Bên vay (doanh nghiệp) hoạt động chung
    của dự án đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng và lợi nhuận doanh nghiệp. Cho vay “tài
    chính dự án” (project finance) liên quan tới việc thực hiện các cam kết và phân bố rủi ro giữa chủ
    đầu tư với các bên liên quan như: Công ty quản lý dự án và ngân hàng (đơn vị tài trợ vốn) thông
    qua việc sử dụng các mô hình hóa tài chính dự án để đảm bảo sự hiệu quả, thành công và đảm
    bảo về tiến độ của dự án.
    Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố: lĩnh vực đầu tư, pháp lý dự án, khả
    năng tài chính cũng như năng lực quản lý của chủ đầu tư, thị trường đầu ra, đầu vào, khả năng
    quản lý và vận hành dự án, khả năng khai thác thị trường nhưng một trong các yếu tố quan
    trọng nhất đó là “tài chính dự án”.
    Do vậy, công tác thẩm định tài chính dự án là vấn đề hết sức quan trọng và nó quyết định
    hiệu quả hoạt động đầu tư cũng như sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đồng thời thể hiện
    đúng vai trò Ngân hàng là trung gian luân chuyển vốn từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” một cách có
    hiệu quả. Mặt khác việc thẩm định tài chính dự án còn giúp chủ đầu tư lựa chọn đầu tư các dự án
    khả thi và bỏ qua các dự án không hiệu quả.
    5
    Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn tồn tại
    nhiều vấn đề bất cập: công tác thẩm định chưa có hệ thống, đánh giá các giả định doanh thu, chi
    phí chưa chính xác, phương pháp xác định dòng tiền chưa đồng nhất, việc sử dụng các mô hình
    hóa còn khá đơn giản nên chưa phản ánh đúng hiệu quả tài chính dự án sát với hoạt động kinh
    doanh thực tế.
    Ngân hàng nơi tôi đang làm việc, công tác thẩm định tài chính dự án đã đạt những kết quả
    nhất định. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại: Ngân hàng chưa có một bộ phận thẩm định dự án
    chuyên môn hóa, chưa sử dụng các mô hình hóa phân tích tài chính dự án để áp dụng trong toàn
    hệ thống, đánh giá các giả định doanh thu chi phí chưa sát thực tế, phương pháp xác định dòng
    tiền chưa chuẩn hóa, chưa được tính toán đúng tỷ suất chiết khấu WACC và lượng hóa được lợi
    suất kỳ vọng của chủ đầu tư Từ thực tế chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các Ngân
    hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
    nói riêng thực sự chưa đạt hiệu quả cao.
    Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
    có thể ảnh hưởng đến: chất lượng và hiệu quả đầu tư, chất lượng tín dụng, sự tồn tại và phát triển
    của các Ngân hàng là các vấn đề bất cập. Do vậy vấn đề “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài
    chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VPbank ” ngày càng trở
    lên quan trọng và cấp thiết. Đây là một trong những lý do chính tôi chọn đề tài này nhằm đưa ra
    các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án để áp dụng vào công việc thực tế
    cũng như hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.
    1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Làm rõ cơ sở lý luận của tài chính dự án “Project finance” và cho vay tài chính dự án.
    - Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng
    thương mại.
    - Đánh giá thực trạng về công tác thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng thương mại
    Việt Nam và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank).
    - Đề xuất một số giải pháp về thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng này nhằm nâng cao
    vai trò và chất lượng thẩm định dự án, từ đó giúp Ngân hàng có thể lựa chọn đầu tư và tài trợ vào
    các dự án khả thi và bỏ qua các dự án không hiệu quả.
    6
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đối tượng nghiên cứu đề tài được xác định là các quan điểm khoa học về tài chính dự án,
    cho vay tài chính dự án; thực tế công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng TMCP Việt
    Nam Thịnh Vượng (VPbank).
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau đây:
    (i) Cơ sở lý luận của tài chính dự án, thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng
    thương mại;
    (ii) Thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
    Vượng (VPbank) trong những năm gần đây;
    (iii) Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại VPbank.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
    - Phân tích dự án minh họa mang tính điển hình
    - Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
    - Xây dựng luận chứng
    - Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn
    - Xử lý thông tin, phân tích
    - Phát hiện các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu
    - Đưa ra giải pháp
    - Tổng hợp kết quả; Khuyến nghị, Kết luận.

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
    ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư
    1.1.1. Khái niệm đầu tư
    Khả năng tồn tại và phát triển của một quốc gia luôn được hình thành từ các nguồn lực về
    vốn, công nghệ, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Ðó là hệ thống các mối quan hệ phụ thuộc
    với nhau rất chặt chẽ được biểu hiện bằng phương trình dựa theo Mô hình tăng trưởng của
    D.Recardo thông qua hoạt động đầu tư:
    D = f (C,T,L,R)
    Trong đó:
    D: khả năng phát triển của quốc gia
    C: khả năng về vốn
    T: khả năng về công nghệ
    L: khả năng về lao động
    R: khả năng về tài nguyên
    Khái niệm đầu tư: Hoạt động đầu tư được hiểu là việc huy động các nguồn lực để biến các
    lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đầu tư dài trong tương lai. Các nguồn
    lực bao gồm: vốn, con người, tài nguyên, thời gian và lợi ích dự kiến có thể được lượng hóa (đo
    hiệu quả bằng tiền hay sự tăng lên của sản lượng) và lợi ích
    không thể lượng hóa bao gồm các lợi ích xã hội: việc làm, giáo dục, an sinh xã hội, môi trường
    Đứng trên góc độ xã hội: đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để từ đó thu được các hiệu
    quả kinh tế, xã hội, và mục tiêu phát triển quốc gia. Còn trên góc độ doanh nghiệp, đầu tư là việc
    bỏ vốn kinh doanh tại thời điểm hiện tại để kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai.
    Các tiêu chí phân loại hoạt động đầu tư:
     Theo cơ cấu vốn:
    - Đầu tư TSCĐ: là việc đầu tư, mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định. Hoạt động chính bao
    gồm đầu tư xây lắp, máy móc thiết bị, tài sản cố định khác
    - Đầu tư TSLĐ: Đầu tư các tài sản cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, nguyên vật liệu, công cụ
    dụng cụ .
    8

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS. Vũ Duy Hào, PGS.TS. Lưu Thị Hương (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà
    xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    2. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nhà
    xuất bản tài chính, Hà Nội.
    3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp (lý thuyết, bài tập và bài
    giảng), Nhà xuát bản Thống kê, Hà Nội.
    4. Nguyễn Tất Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê,
    Hà Nội.
    5. Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn Trần Huy (2009), Phân tích quản trị tài chính, Nhà xuất bản
    thống kê, Hà Nội,
    6. PGS.TS.Phan Thị Cúc, Ths.Đoàn Văn Huy, Ths.Trần Duy Vũ Ngọc Lan (2010), Hệ
    thống thông tin tài chính Ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
    Minh.
    7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số: 47/2010/QH12
    Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010, Hà Nội.
    8. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2010), Báo cáo tài chính thường niên, Hà
    Nội.
    9. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2009), Báo cáo tài chính thường niên, Hà
    Nội.
    10. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2008), Báo cáo tài chính thường niên, Hà
    Nội.
    11. Bộ tài chính (2009), Thông tư số 203/2009/TT - BTC Khấu hao TSCĐ ngày 20/10/2009,
    Hà Nội.
    Nguồn từ internet:
    http://vi.wikipedia.org/wiki
    http://www.saga.vn/
    http://vneconomy.vn/
    http://www.gov.vn/
    http://stox.vn/stox/
    http://cafef.vn/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...