Tiến Sĩ Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    Trang

    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN . 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ . 7
    MỞ ĐẦU 9

    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN . 21

    1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 21
    1.1. 1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với nguồn lực đầu vào . 22
    1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 25
    1.1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan niệm hiệu quả . 25
    1.1.4. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
    của ngành kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hóa sản xuất trong nước . 26
    1.1.5. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi và công bằng xã hội
    . 29
    1.1.6. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 30
    1.1.7. Chất lượng tăng trưởng kinh tế song hành với đổi mới thiết chế dân chủ
    . 32
    1.1.8. Quan điểm của tác giả về chất lượng tăng trưởng kinh tế . 33
    1.2. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN
    . 33
    1.2.1. Tăng trưởng ngành thủy sản 33
    1.2.2. Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng ngành thủy sản về số lượng . 35
    1.2.3. Chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản 36
    1.3. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN . 38
    1.3.1. Nhóm tiêu chí phản ánh cơ cấu ngành thủy sản 39
    1.3.2. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế ngành thủy sản . 40
    1.3.3. Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản 44
    1.4. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 45
    1.4.1. Đặc điểm ngành thủy sản . 46
    1.4.2. Các yếu tố đầu vào của sản xuất thủy sản . 49
    1.4.3. Yếu tố cầu về sản phẩm thủy sản 53
    1.5. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG THỦY SẢN CAO SUỐT 20 NĂM QUA 54
    1.5.1. Thành công của Trung Quốc trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản cao . 55
    1.5.2. Tăng trưởng thủy sản của Trung Quốc thời gian qua đã bộ lộ các vấn đề làm ảnh hướng đến tính bền vững 56
    1.5.3. Những bài học kinh nghiệm về tăng trưởng ngành thủy sản Trung Quốc rút ra cho Việt Nam . 57
    1.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 59

    Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM . 60

    2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 60
    2.1.1. Hệ sinh thái biển Việt Nam . 60
    2.1.2. Nguồn lợi thủy sản . 62
    2.1.3. Nguồn nhân lực 64
    2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN 65
    2.2.1. Đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế 65
    2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản . 67
    2.2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản . 70
    2.2.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm 71
    2.2.5. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản . 71
    2.2.6. Tốc độ tăng trưởng tàu thuyền khai thác thủy sản . 74
    2.2.7. Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản 75
    2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN 76
    2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản . 76
    2.3.2. Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản 77
    2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế ngành thủy sản . 102
    2.3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản 111
    2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH
    THỦY SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA . 114
    2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân 114
    2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 118
    2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 122

    Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 124

    3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020 . 124
    3.1.1. Căn cứ xác định quan điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng 124
    3.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản . 134
    3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản 135
    3.1.4. Mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản . 137
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM . 139
    3.2.1. Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản hợp lý, hiệu quả . 140
    3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường các yếu tố đảm bảo tăng trưởng ngành thủy sản chiều sâu 146
    3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản 157
    3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô về thủy sản . 163
    3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 170

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 172
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 177
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
    PHỤ LỤC . 185

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Từ năm 1986 đến nay, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thương mại và xuất khẩu. Tỷ lệ đóng góp của ngành Thuỷ sản trong GDP của nền kinh tế chiếm
    3,95%. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,03%/năm về tổng sản lượng thuỷ sản,

    18,59%/năm về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Việt Nam đã vào danh sách 10 nước đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu thuỷ sản [40].
    Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành Thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc . Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia [40].
    Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, đối tượng nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa đa dạng, chủ yếu là nuôi tôm sú và cá tra (chiếm tỷ trọng khoảng 60-65% trong tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản). Diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm tỷ lệ lớn là 93% trong tổng diện tích mặt nước nuôi [10]. Tỷ trọng về sản lượng của sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 35% trong tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Tổng số phương tiện khai thác thủy sản có công suất trên 90 CV tăng bình quân là 13%/năm (giai đoạn 2001-2008) nhưng năng suất đánh bắt bình quân trên một đơn vị công suất khai thác lại có xu hướng
    giảm [40]. Thực tế cho thấy nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi xảy ra thường xuyên. Đời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ cấu nghề nghiệp trong ngành thủy sản chưa hợp lý; Những vấn đề trên cho thấy chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản chưa cao, thiếu bền vững.
    Bối cảnh trong nước và quốc tế đang đặt ra cho ngành Thuỷ sản những cơ hội và thách thức mới. Để có thể tiếp tục phát triển đòi hỏi ngành Thuỷ sản phải nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do đó, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: "Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
    2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
    2.1. Mục đích:

    Hệ thống hoá và vận dụng lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế để làm sáng tỏ chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản và các tiêu chí đánh giá; trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản từ đó chỉ ra được các cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng ngành thủy sản khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
    2.2. Nội dung:
    - Nghiên cứu tổng quan lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản
    trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế.
    - Phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản giai đoạn 1990-2008, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức tác động đến chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới.
    - Định lượng sự đóng góp của các yếu tố đầu vào là vốn (K), lao động (L) và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tác động tới tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...