Đồ Án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
    Thực hiện 08/2012
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Kim Phúc
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Vận, PGS.TS. Phan Thị Nhiệm

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    (1) Luận án đưa ra khái niệm về chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam. Luận án đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản.
    (2) Luận án đã vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) theo vốn (K) và lao động (L). Sau đó, luận án áp dụng phương trình tốc độ tăng trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Những lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho nghiên cứu trong ngành thủy sản Việt Nam.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Kết quả hồi quy giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) theo vốn (K) và lao động (L) với chuỗi số liệu giai đoạn 1990-2008 như sau: Log(VA) = 3,48 + 0,491* Log(K) + 0,142*Log(L). Tốc độ tăng trưởng VA bình quân hàng năm là 7,35%, trong đó tỷ trọng TFP đóng góp vào tăng trưởng chỉ đạt 0,92 điểm phần trăm. Tăng trưởng ngành thủy sản đạt được chủ yếu do tăng vốn và số lượng lao động chứ không phải là do chất lượng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển khoa học công nghệ và trình độ quản lý. Điều này, phản ánh chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu.
    Mặt khác, luận án đã chỉ ra:
    (1) Cơ cấu ngành thủy sản chuyển dịch theo chiều hướng tăng nhanh tỷ trọng nuôi trồng thủy sản trong giá trị sản xuất thủy sản, năm 1990 chiếm 31,66% đến năm 2008 tăng lên 66,56%.
    (2) Chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản đã được cải thiện, thể hiện: đóng góp của TFP đối với tăng trưởng ngành thủy sản có xu hướng tăng lên; hệ số ICOR bình quân = 1,99; năng suất lao động ngành thủy sản cao hơn 3 lần so với sản xuất nông-lâm.
    (3) Sức cạnh tranh của ngành thủy sản được nâng lên, biểu hiện: tỷ lệ xuất khẩu thủy sản chiếm 60-80% giá trị sản xuất thủy sản; hệ số cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn lớn hơn 1.
    Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản còn một số hạn chế:
    (1) Tăng trưởng ngành thủy sản còn dưới mức tiềm năng,
    (2) Tăng trưởng ngành thủy sản dựa vào sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và dựa chủ yếu vào yếu tố tăng trưởng chiều rộng,
    (3) Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản dựa vào sản phẩm có sức cạnh tranh thấp,
    (4) Hiệu quả đầu tư không ổn định và chưa bền vững,
    (5) Chi phí trung gian trong sản xuất thủy sản vẫn còn cao,
    (6) Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản theo vùng, miền chưa hợp lý.
    Từ những kết luận trên, luận án đề xuất và hoàn thiện các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản đến năm 2020:
    (1) Cải thiện công tác qui hoạch; xác định trọng tâm về cơ cấu sản xuất là đặt trọng tâm vào nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ, chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng; cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh là tôm, cá tra, basa, cá rôphi, nhuyễn thể; đổi mới tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm; đa dạng nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản thông qua nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, giảm thất thoát sau thu hoạch, phát triển sản xuất hàng hóa các sản phẩm thủy sản chủ lực để thay thế sản xuất nhỏ lẻ;
    (2) Thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, coi nguồn FDI là xung lực để đẩy mạnh sản xuất và chế biến thủy sản trong nước, ngân sách nhà nước tập trung cho phát triển hạ tầng về thủy lợi, cảng cá, thả giống bổ sung cho các thủy vực để phát triển và tái tạo nguồn lợi thủy sản, thông tin dự báo ngư trường, quan trắc cảnh báo môi trường; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản;
    (3) Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản cần chú ý nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực, quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức; phát huy lợi thế so sánh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu; cải thiện chất lượng sản phẩm thủy sản ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ sản phẩm;
    (4) Đổi mới công tác quản lý nhà nước, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình đồng quản lý trong nghề cá, hoàn thiện cơ chế chính sách, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...