Tiểu Luận Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    –¯˜

    1. Lý luận chọn đề tài:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chi bộ “là gốc rễ “là nền tảng của đảng2
    Chi bộ là hạt nhân chính trị, “ là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng3, chi bộ là tế bào của Đảng, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng, là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát, rèn luyện và phân công nhiệm vụ cho đảng viên. “ Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt4.
    Sinh hoạt chi bộ là hoạt động thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng, là một khâu quan trọng trong hoạt động của chi bộ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ đóng vai trò quyết định chất lượng của chi bộ, thể hiện và góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và toàn Đảng. Sinh hoạt chi bộ và chất lượng là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng nhiệm vụ lãnh đạo, giáo dục của chi bộ.
    Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực tiếp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, không ngừng củng cố đội ngũ đảng viên, đây là một trong những biện pháp cơ bản để góp phần ổn định về tổ chức, chính trị, tư tưởng của tổ chức đảng; đồng thời là cơ sở để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, sàng lọc và phát triển đảng viên. Cải tiến, nâng cao chất lương sinh hoạt chi bộ là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, từ Trung ương đến cơ sở. Bác Hồ đã dạy: “Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”.
    “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Các hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng chủ yếu diễn ra ở chi bộ. Chất lượng của tổ chức Đảng phụ thuộc vào các hoạt động của chi bộ. Củng cố chi bộ là khâu trung tâm của việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
    Nâng câo chất lượng sinh hoạt chi bộ là vấn đề thường xuyên, trọng yếu, quan trọng và liên tục trong công tác xây dựng Đảng.
    Chi bộ văn phòng Sở Nội vụ có nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ, công chức trong văn phòng Sở thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn.
    Trong những năm qua, chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng tổ chừc đảng trong sạch, vững mạnh. Nhờ sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của từng đảng viên đã duy trì sinh hoạt thành nề nếp, đảng viên tích cực bàn bạc, đóng góp ý kiến để xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giào nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Một vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là làm sao trong sinh hoạt chi bộ phát huy trí tuệ của đảng viên tìm ra chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đề bức thiết nẩy sinh tại chi bộ, làm tốt công tác tham mưu cho Chi ủy, Đảng ủy. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của chi bộ Văn phòng là vấn đề cấp bách hiện nay nên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
    - Mục đích:
    Thực hiện đề tài này nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, giữ vững danh hiệu “chi bộ trong sạch vững mạnh”. Từ đó, đưa ra biện pháp, giải quyết nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ.
    - Nhiệm vụ:
    Làm rõ quan niệm sinh hoạt chi bộ, chất lượng sinh hoạt chi bộ, vị trí, tầm quan trọng, tính chất của sinh hoạt chi bộ.
    Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ rút ra nguyên nhân, những vấn đề đặt ra.
    Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Văn phòng Sở Nội vụ trong giai đoạn hiện nay.
    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu, khảo sát chi bộ trong những năm qua (2010-2012) và định hướng cho công tác này trong thời gian tới.
    Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa lịch sử kết hợp với kiến thức thực tiễn có phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu, tìm hiểu trực tiếp và qua tổng kết thực tiễn để thực hiện đề tài.
    4. Ý nghĩa của đề tài:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài, giúp bản thân nhận thức sâu sắc hơn vế lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, củng cố nâng cao kiến thức của mình, nhất là kiến thức xây dựng Đảng.
    Đề tài có thể giúp cho chi ủy có thêm thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo chi bộ trong thời gian tới./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...