Luận Văn Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu .2
    Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm .4
    1.1. Khái niệm chung 4
    1.2. Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng 5
    Chương 2 : Thực trạng về chất lượng của sản phẩm Việt và nguyên nhân của những hạn chế 8
    2.1. Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt 8
    2.1.1. Giá cả 8
    2.1.2. Mẫu mã 11
    2.1.3. Tính năng 15
    2.2. Những hạn chế về chất lượng sản phẩm Việt 18
    2.2.1. Vệ sinh an toàn 18
    2.2.2. Mẫu mã sản phẩm 22
    2.2.3. Nguyên liệu đầu vào 25
    2.2.4. Chế độ hậu mãi 28
    2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 29
    2.3.1. Từ phía Nhà nước .30
    2.3.2. Từ phía người tiêu dùng 30
    2.3.3. Từ phía doanh nghiệp 30
    Chương 3 : Tiềm năng phát triển và các giải pháp cho những hạn chế trên 31
    3.1. Tiềm năng phát triển của sản phẩm Việt 31
    3.2. Các giải pháp cho những tồn tại hạn chế trên 32
    3.2.1. Từ phía Nhà nước 32
    3.2.2. Từ phía người tiêu dùng 33
    3.2.3. Từ phía doanh nghiệp 33
    Kết luận 36


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sau hơn 25 năm sau ngày đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững vàng. Quyết tâm đi theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn như gia nhập nhanh chóng vào các tổ chức quốc tế như: ASEAN (1995); APEC (1998); WTO (2007) Gia nhập những tổ chức này, kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa thị trường, nâng tầm quan hệ, nhưng đồng thời, chính việc gia nhập này cũng đặt kinh tế Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh đầy biến động. Thương mại là một khâu quan trọng trong hoạt động cạnh tranh kinh tế này, và hàng hóa sản phẩm chính là trọng tâm của hoạt động thương mại. Trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh” như hiện nay, hàng hóa Việt Nam cần đạt đủ hai yếu tố giá cả và chất lượng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Sản phẩm Việt Nam chính là hạt nhân của con tàu cạnh tranh xuất khẩu thương mại, vậy ta hiểu sản phẩm Việt là gì? Chất lượng sản phẩm Việt ra sao? Những thành công cũng như những yếu kém của hàng hóa Việt Nam thể hiện như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ làm gì để hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng hơn trên trường thương mại thế giới? Những câu hỏi đó phần nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài đánh giá của chúng tôi. Như ta đã biết, sản phẩm vốn được chia thành 2 loại là sản phẩm thuần vật chất (bao gồm những sản phẩm hiện vật, mang hình dạng nhất định) và sản phẩm phi vật chất (bao gồm các loại hình dịch vụ). Trong khuôn khổ bài đánh giá, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề chất lượng các sản phầm Việt thuần vật chất bởi đây là loại hình sản phẩm phổ biến, gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, tác động trực tiếp hơn đến đời sống của con người, hơn nữa sản phẩm phi vật chất cơ bản cũng bắt nguồn từ sản phẩm thuần vật chất mà ra.
    Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt"

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu về chất lượng của các sản phẩm Việt trên thị trường trong những năm qua
    3. Kết cấu của đề tài
    Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm
    Chương 2 : Thực trạng về chất lượng sản phẩm Việt và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
    Chương 3 : Tiềm năng phát triển của sản phẩm Việt và các giải pháp cho những hạn chế còn tồn tại


    Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về sản phẩm
    1.1. Khái niệm chung :
    · Các khái niệm về sản phẩm và sản phẩm Việt
    Sản phẩm nói chung theo Cac Mac là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho nhu cầu của con người, đáp ứng những mong muốn của con người, trong nền kinh tế thị trường, người ta cho rằng sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Nhưng một cách đơn giản nhất thì sản phầm là kết quả của các hoạt động và các quá trình.
    Sản phâm được chia làm 2 loại:
    + Sản phẩm thuần vật chất: như đã nói ở trên là những sản phẩm có hình thù xác định và mang tính hiện vật.
    + Sản phẩm phi vật phẩm: là những thứ dịch vụ, là kết quả của hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
    Sản phẩm Việt hiện nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Theo ý hiểu chung, sản phẩm, hàng hóa Việt cần hội tụ đủ bốn yếu tố: do người Việt làm ra; được sản xuất, chế biến trên lãnh thổ Việt Nam; sử dụng những yếu tố đầu vào của Việt Nam và mang thương hiệu Việt Nam. Theo các tiêu chí này, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giấy phép đầu tư, mang pháp nhân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, lấy nguyên liệu đầu vào trong nước và sử dụng lao động người Việt Nam thì hàng hóa làm ra là hàng Việt Nam. Vì vậy, trừ hàng ngoại nhập ra thì những hàng hóa kể cả do liên doanh hay đóng góp cổ phần cũng được coi là hàng hóa, sản phẩm Việt.
    · Khái niệm về chất lượng sản phẩm
    Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, có khái niệm cho rằng: chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng có quan niệm cho rằng chất lượng sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất nhưng hiện nay, các nhà kinh tế đã đúc kết lại thành một khái niệm hiện đại và ngắn gọn nhất: chất lượng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...