Luận Văn Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các nhà ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các nhân hàng hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Chủ tịch tập đoàn tài chính Citicorp Walter Wriston đã nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lý rủi ro”.
    Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề cùng với việc nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại NHTMCP Sài Gòn, em xin chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Luận văn tốt nghiệp nghiệp có kết cấu làm 3 chương:
    Chương I: Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
    Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn.
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo NHTMCP Sài Gòn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.1.1. Rủi ro.
    1.1.2. Rủi ro tín dụng.
    1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.2.1. Bản chất của quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM
    1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
    1.2.3 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
    1.2.4. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN.
    2.1.1.Khái quát về NHTMCP Sài Gòn
    2.1.2.Khái quát về khối quản trị rủi ro của NHTMCP Sài Gòn
    2.1.3. Tình hình tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn.
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN
    2.2.1. chính sách tín dụng và quy chế cho vay đối với khách hàng.
    2.2.2. Quy trình tín dụng
    2.2.3.Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
    3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SCB TRONG THỜI GIAN TỚI
    3.1.1. Các chỉ tiêu phát triển định lượng và chất lượng hoạt động của SCB giai đoạn 2008 đến 2010
    3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển SCB đến năm 2010 và giai đoạn kế tiếp
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.
    3.2.1 Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng
    3.2.2 Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng
    3.2.3 Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng
    3.2.4 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng
    3.2.5 Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh
    3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn
    3.2.7 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
    3.2.8 Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng
    3.2.10 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ
    3.2.11 Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi
    3.2.12 Nâng cao trình độ cán bộ
    3.2.13 Yêu cầu về đạo đức cán bộ
    3.2.14 Phát triển công nghệ ngân hàng
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
    3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước
    3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...