Luận Văn Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Na

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Năm 2007, sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn bắt nguồn từ những yếu điểm cơ bản trong hệ thống tài chính đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới và trở thành “cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929 - 1933” (Phạm Tiến Thành, 2009, tr. 5) Cuộc khủng hoảng kinh tế đã dấy lên hồi chuông thức tỉnh cho các ngân hàng về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.
    Theo các chuyên gia nhận định, trong những các loại rủi ro mà các tổ chức tài chính ngân hàng gặp phải thì rủi ro thanh khoản được liệt vào hàng nguy hiểm nhất làm tiêu tốn lợi nhuận, làm kiệt quệ năng lực tài chính và thậm chí là đứt khả năng nghĩa vụ chi trả hay cam kết tài chính với đối tác. Các vụ rủi ro thanh khoản trên thế giới như rủi ro thanh khoản của ngân hàng Northern Rock (Anh), các ngân hàng ở Nga, Argentina đã cho thấy được sự cấp thiết phải quản trị loại rủi ro này.
    Ngay ở Việt Nam tại hội thảo Triển vọng kinh tế 2012 - cơ hội và thách thức do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức ngày 10/1/2012, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cũng cảnh báo rằng: thách thức kinh tế của Việt Nam năm 2012 mấu chốt vẫn là thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại.[1] Trước tình hình này Ngân hàng Công Thương Việt Nam được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1988 với vị thế là một Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam thì việc chú trọng quản trị rủi ro thanh khoản là vô cùng bức thiết và việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một vấn đề đang cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
    Vì vậy được sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thu Thủy và các anh chị trong Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với mong muốn đóng góp một số ý kiến về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm đóng góp nghiên cứu của mình tới những người quan tâm đến vấn đề này với mục tiêu góp một phần ý kiến cá nhân vào việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Công Thương trong thời gian tới. Rất mong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản có thể tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn và bền vững của Ngân hàng Công thương nói riêng và đối với toàn ngành ngân hàng nói chung.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và một số trường hợp rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng trên thế giới khóa luận đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để thấy những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận cũng như phân tích thực trạng, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung chủ yếu vào các nội dung liên quan tới rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, bên cạnh đó so sánh với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
    Phạm vi nghiên cứu: là tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài dự kiến sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
    Nhóm nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
    Nhóm nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp từ dữ liệu thực tiễn
    Khóa luận sử dụng phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, so sánh - đối chiếu giữa thực tế với lý thuyết, phân tích và tổng hợp so sánh số liệu đã thống kê.
    5. Kết cấu
    Ngoài lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, mục lục, các tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương sau đây:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. RỦI RO THANH KHOẢN . 6
    1.1.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản 6
    1.1.1.1. Khái niệm thanh khoản . 6
    1.1.1.2. Khái niệm Rủi ro thanh khoản . 7
    1.1.2. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản . 8
    1.1.2.1 Nhóm nguyên nhân tiền đề 8
    1.1.2.2. Nhóm nguyên nhân hoạt động . 9
    1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN . 10
    1.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản . 10
    1.2.2. Nhận biết rủi ro thanh khoản . 12
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản 14
    1.2.3.1. Nhân tố chủ quan 14
    1.2.3.2. Nhân tố khách quan 15
    1.2.3.2.1. Ảnh hưởng từ môi trường ngành . 15
    1.2.3.2.2. Ảnh hưởng từ môi trường hoạt động kinh doanh . 15
    1.2.4. Lượng hóa rủi ro thanh khoản bằng phương pháp tiếp cận các chỉ số 16
    1.2.4.1. Vốn điều lệ 17
    1.2.4.2. Hệ số an toàn vốn CAR . 17
    1.2.4.3. Chỉ số trạng thái tiền mặt 17
    1.2.4.4. Chỉ số trạng thái ngân quỹ . 18
    1.2.4.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản (Liquidity securities Indicator). 18
    1.2.4.6. Chỉ số năng lực cho vay (Capacity Ratio) . 18
    1.2.4.7. Chỉ số cấu trúc tiền gửi (Deposit composition ratio) . 18
    1.2.4.8. Chỉ số tín dụng/ Tiền gửi khách hàng 19
    1.2.5. Kiểm soát rủi ro thanh khoản 19
    1.2.5.1 Quản trị thanh khoản có . 19
    1.2.5.2. Quản trị thanh khoản nợ 20
    1.2.5.3. Quản trị thanh khoản kết hợp . 21
    1.3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RỦI RO THANH KHOẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 23
    1.3.1. Rủi ro thanh khoản tại Anh 23
    1.3.2. Rủi ro thanh khoản tại Argentina 23
    1.3.3. Rủi ro thanh khoản tại Nga 24
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 24
    1.3.4.1. Bài học đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 25
    1.3.4.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại 25
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆTNAM 27
    2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 27
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27
    2.1.2. Mô hình tổ chức . 28
    2.1.3.1. Tình hình huy động vốn 29
    2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn 32
    2.1.3.3. Một số chỉ tiêu kinh doanh khác . 34
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 35
    2.2.1. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Công Thương 35
    2.2.2. Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Công Thương 37
    2.2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản 37
    2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản 39
    2.2.2.3. Phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản . 41
    2.2.2.4. Qui trình kiểm tra, giám sát . 42
    2.2.2.5. Hệ thống thông tin báo cáo . 42
    2.2.3. Kết quả quản trị rủi ro thanh khoản 45
    2.2.3.1. Đánh giá qua các chỉ số thanh khoản . 45
    2.2.3.1.1. Vốn điều lệ và hệ số CAR . 45
    2.2.3.1.2. Chỉ số trạng thái ngân quĩ và trạng thái tiền mặt . 47
    2.2.3.1.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản . 49
    2.2.3.1.4. Chỉ số năng lực cho vay 50
    2.2.3.1.5. Chỉ số cấu trúc tiền gửi 51
    2.2.3.1.6. Chỉ số Tín dụng/Tiền gửi khách hàng 52
    2.2.2.2. Đánh giá tâm lý khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng Công Thương 53
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM . 55
    2.3.1. Những kết quả đạt được 55
    2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 57
    2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế . 59
    2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 59
    2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan . 61
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 64
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NHCT TRONG THỜI GIAN TỚI . 64
    3.1.1. Mục tiêu của Ngân hàng Công Thương 64
    3.1.1.1. Mục tiêu chiến lược tổng thể . 64
    3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược cụ thể . 64
    3.1.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2012 . 65
    3.1.3. Định hướng hoạt động quản trị thanh khoản . 68
    3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG . 69
    3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro thanh khoản 69
    3.2.2. Tăng cường vai trò quản trị rủi ro của ủy ban Quản trị tài sản nợ - Tài sản có 69
    3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo duy trì các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh 70
    3.2.4. Tăng nguồn vốn trung, dài hạn với lãi suất cố định và sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất 71
    3.2.5. Triển khai các công cụ hỗ trợ cho quản lý và đo lường rủi ro 71
    3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thanh khoản 73
    3.2.7. Phát triển quan hệ khách hàng 74
    3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra 75
    3.2.9. Phát triển thị trường bán lẻ . 76
    3.3. KIẾN NGHỊ 76
    3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 76
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 78
    KẾT LUẬN . 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    LỜI CẢM ƠN . 85
    PHỤ LỤC 86


    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1: Phân loại ngân hàng căn cứ vào mục đích hoạt động và tính chất kinh doanh 4
    Sơ đồ 1.2: Chức năng trung gian tín dụng của NHTM . 5
    Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản . 10
    Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM 11
    Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của NHCT . 28
    Sơ đồ 2.2: Các hoạt động của NHCT . 29
    Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý rủi ro 3 cấp độ tại NHCT 39
    Sơ đồ 2.4: Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP tại NHCT . 44

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1: Số vốn huy động của khách hàng theo loại tiền tệ 2009 – 2011 30
    Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các lạo tiền gửi của khách hàng 2011 31
    Biểu đồ 2.3: Cho vay khách hàng theo thời gian 2009 – 2011 32
    Biểu đồ 2.4: Chất lượng tín dụng các khoản cho vay 2009 - 2011 . 33
    Biểu đồ 2.5: Vốn điều lệ của các ngân hàng quốc doanh 2009 - 2011 46
    Biểu đồ 2.6: Hệ số CAR của NHCT từ 2009 đến nay . 47
    Biểu đồ 2.7: Trạng thái ngân quỹ và tiền mặt của NHCT 2009 - 2011 . 48
    Biểu đồ 2.8: Chỉ số chứng khoản thanh khoản của NHCT 2009 – 2011 . 49
    Biểu đồ 2.9: Chỉ số năng lực cho vay của NHCT 2009 – 2011 50
    Biểu đồ 2.10: Chỉ số cấu trúc tiền gửi của NHCT 2009 – 2011 . 51
    Biểu đồ 2.11: Chỉ số Tín dụng/ Tiền gửi của NHCT 2009 – 2011 52
    Biểu đồ 2.12: Chỉ số giá tiêu dùng 61

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Các bộ phận của cung và cầu thanh khoản . 7
    Bảng 1.2: Nhiệm vụ của các bộ phận trong quản trị rủi ro . 12
    Bảng 1.3: Các dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản của một ngân hàng . 13
    Bảng 1.4: Các mức độ của rủi ro thanh khoản . 14
    Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng số vốn huy động của khách hàng theo loại tiền tệ 30
    Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng . 31
    Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng cho vay theo thời gian . 32
    Bảng 2.4: Tỷ trọng tín dụng phân theo tiêu chí chất lượng 34
    Bảng 2.5: Một số chit tiêu kinh doanh khác của NHCT 2009-2011 . 34
    Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hiệu suất sinh lời của NHCT 2009 – 2011 35
    Bảng 2.7: Các tài sản thanh khoản của NHCT 2009 -2011 . 35
    Bảng 2.8: Tình hình vay nợ trên Thị trường tiền tệ NHCT 2009 - 2011 . 36
    Bảng 2.9: Các quyết định thay đổi dự trữ bắt buộc 2009 - 2011 . 38
    Bảng 2.10: Các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro . 40
    Bảng 2.11: Chỉ số trạng thái ngân quỹ và trạng thái tiền mặt của các ngân hàng quốc doanh 48
    Bảng 2.12: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng quốc doanh 50
    Bảng 2.13: Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng quốc doanh 51
    Bảng 2.14: Chỉ số cấu trúc tiền gửi của các ngân hàng quốc doanh . 52
    Bảng 2.15: Chỉ số Tín dụng/ Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng quốc doanh 53
    Bảng 2.16: Tổng hợp đánh giá tâm lý khách hàng gửi tiền tại NHCT . 54
    Bảng 2.17: So sánh kết quả NHCT đạt được và kế hoach 2011 56
    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính cụ thể 2012 của NHCT . 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...