Báo Cáo Nâng cao chất lượng quản lý văn bản tại UBND Phường Cát Linh Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các chủ thể quản lý khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức phải tiến hành nhiều hình thức hoạt động khác nhau, một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đó là xây dựng, ban hành, quản lý sử dụng văn bản.
    Văn bản quản lý nhà nước là một công cụ quan trọng để nắm giữ chính quyền. Nó vừa là phương tiện vừa là công cụ quản lý nhà nước và cũng là sợi dây gắn kết giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và công dân, nhằm thực hiện mục tiêu chấn hưng và phát triển đất nước.
    Trong nghị quyết hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã nêu "Tiếp tục xây dụng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính. Trong đó cải cách thủ tục hành chính và công tác biên tập văn bản, quản lý văn bản là khâu quan trọng không thể thiếu được". Như vậy xây dựng và quản lý văn bản là một yếu tố không thể tách rời với xây dụng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng nên Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách, ban hành các văn bản pháp luật để đưa công tác này hoạt động ngày càng hoàn thiện và hiệu quả. Trong những năm gần đây với Đề án tổng thể Cải cách hành chính 2000 - 2010 đã được triển khai tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng tích cực. Thông qua thực tiễn cho thấy nếu thực hiện tốt công tác quản lý văn bản thì với số lượng thông tin đầy đủ được phân loại, lưu giữ, bảo quản khoa học là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra các chủ trương, chính sách, quyết định quản lý chính xác kịp thời góp phần tăng thêm hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Ngày nay đất nước ta bước vào một thời kỳ mới hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới do đó một yêu cầu khách quan đặt ra cần phải tăng cường đẩy nhanh cải cách nền hành chính quốc gia và xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó cũng là lý do để nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động quản lý văn bản.
    Với những kiến thức được các thầy cô giáo truyền đạt trong quá trình học tập, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý văn bản trong công tác sau này của bản thân, nên em chọn đề tài " Nâng cao chất lượng quản lý văn bản tại UBND Phường Cát Linh Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội " làm đề tài để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 3
    PHẦN NỘI DUNG 6
    PHẦN MỞ ĐẦU 6
    1. Lý do chọn nội dung thực tập. 6
    2. Đối tượng nghiên cứu. 7
    3. Phạm vi nghiên cứu. 7
    PHẦN THỨ NHẤT 8
    TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. 8
    I. Thời gian thực tập. 8
    II. Vị trí pháp lý của Phường Cát Linh. 8
    III. Tổ chức bộ máy chính quyền phường Cát Linh. 9
    IV. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức và cán bộ thuộc Uỷ ban nhân dân Phường Cát Linh : 10
    1. Chủ tịch UBND 10
    2. Phó chủ tịch phụ trách kinh tế đô thị: 11
    3. Phó chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục, thể thao: Thay. 11
    4. Cán bộ văn phòng thống kê tổng hợp. 11
    5. Cán bộ tư pháp. 12
    6. Cán bộ lao động thương binh - xã hội: 12
    7. Cán bộ địa chính. 12
    8. Cán bộ chuyên trách trật tự xây dựng. 13
    9. Cán bộ đô thị: 13
    10. Cán bộ văn hoá thông tin: 13
    11. Cán bộ kế toán : 13
    12. Cán bộ chỉ huy quân sự ( 02 đồng chí ): 13
    13. Cán bộ chuyên trách dân số gia đình trẻ em: 14
    14. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính: 14
    PHẦN THỨ HAI 15
    NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI PHƯỜNG CÁT LINH QUẬN ĐỐNG ĐA TP HÀ NỘI 15
    I. Văn bản Quản lý Nhà nước và quản lý văn bản. 15
    1. Văn bản quản lý nhà nước: 15
    2. Quản lý văn bản. 16
    II. Quy chế quản lý văn bản. 19
    1. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến. 19
    2. Tổ chức quản lý và giải quyết công văn đi: 25
    3. Quản lý hồ sơ, sổ sách, tài liệu trong cơ quan: 29
    4. Quản lý công văn mật, khẩn: 30
    5. Công tác lập hồ sơ: 31
    7. Một số vấn đề chưa làm được và những tồn tại 38
    III. Nguyên nhân các việc đã làm được và chưa làm được. 39
    1. Nguyên nhân các việc đã làm được. 39
    2. Nguyên nhân các việc chưa làm được. 39
    PHẦN THỨ BA 41
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
    I. Kết Luận. 41
    II. Đề xuất, kiến nghị, giải pháp. 42
    1. Đề xuất, kiến nghị 42
    2. Những giải pháp. 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


    HVHC2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...