Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 4
    1.1. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhập khẩu hàng hóa 4
    1.1.1. Khái niệm chất lượng nhập khẩu hàng hóa. 4
    1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhập khẩu 4
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 12
    1.2.1. Các nhân tố bên trong 12
    1.2.2. Các nhân tố bên ngoài 16

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 28
    2.1. Thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 28
    2.1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 12 28
    2.1.2. Thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 32
    2.2. Thực trạng chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 38
    2.2.1. Tính đồng bộ 38
    2.2.2. Đúng qui cách, chủng loại 48
    2.2.3. Kịp thời 49
    2.2.4. Giá cả hợp lý 50
    2.2.5. Tỷ giá 51
    2.2.6. Qui trình nhập khẩu 53
    2.2.7. Đáp ứng nhu cầu thị trường 54
    2.2.8. Hiệu quả 54
    2.3. Đánh giá về chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 59
    2.3.1. Ưu điểm 59
    2.3.2. Nhược điểm 63
    2.3.3. Nguyên nhân 65

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 12 68
    3.1. Dự báo xu hướng và sự thay đổi nhu cầu đến năm 2015 68
    3.1.1. Nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc gia tăng 68
    3.1.2. Máy móc thiết bị Hàn Quốc phù hợp thị trường Việt Nam 69
    3.1.3. Nhu cầu máy móc thiết bị xây dựng gia tăng 70
    3.1.4. Xuất hiện tình hình thuê ngoài thiết bị máy móc xây dựng cơ bản 70
    3.2. Định hướng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty đến năm 2015 71
    3.2.1. Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 71
    3.2.2. Mặt hàng 71
    3.2.3. Chất lượng nhập khẩu, thị trường nhập khẩu 71
    3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 72
    3.3.1. Hoàn thiện qui trình nhập khẩu để nâng cao chất lượng nhập khẩu 72
    3.3.2. Nâng cao chất lượng về mặt kinh tế 73
    3.3.3. Nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật 78
    3.4. Một số kiến nghị 79
    3.4.1. Đối với cơ quan hải quan 79
    3.4.2. Đối với cơ quan thuế 80
    3.4.3. Đối với Chính phủ và Nhà nước 80
    3.4.4. Đối với Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) 82
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC 87
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Công ty cổ phần xây dựng số 12 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), chuyên kinh doanh các loại máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng các công trình và trực tiếp tham gia thi công công trình xây dựng. Là đơn vị nhập khẩu lượng máy móc lớn để bán và cho thuê. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị phải đảm bảo làm sao đáp ứng theo yêu cầu khách hàng, đúng mẫu mã, nhãn hiệu, chủng loại, chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng giá cả. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì Công ty phải không ngừng tìm hiểu thị trường, giá cả, chất lượng, chủng loại từ đó nâng cao chất lượng nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Chớnh vì vậy, việc nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị là rất quan trọng, giúp Công ty mở rộng thị trường, thông qua đó xây dựng được thương hiệu của Công ty trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
    Theo cách xem xét đó, đề tài: “ Nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12 được chọn để nghiên cứu.
    2. Tổng quan những cụng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Đến nay có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy nhiên, chỉ mang tính gián tiếp, cụ thể, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Thái về “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải”. Năm 2000, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
    Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải là Tổng công ty chuyên về nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị lĩnh vực xây dựng, phục vụ thi công xây dựng các công trình. Trong luận văn, tác giả đánh giá thực trạng nhập khẩu của Tổng công ty. Luận văn cho thấy, Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải làm tốt vai trò của mình là nhà nhập khẩu tầm cỡ về máy móc, thiết bị phục vụ cho thị trường xây dựng nhiều năm qua. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như: đặt tiêu chí lợi nhuận lên hàng đầu nên đôi lúc quên lợi ích tổng thể quốc gia, máy móc, thiết bị nhiều loại nhập về chưa đáp ứng thị trường về chất lượng, hao mòn lớn, công nghệ chưa cao, còn nhập các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng, làm cho hiệu quả không cao, gây ô nhiễm môi trường, biến thị trường trong nước thành bãi thải công nghệ của nước ngoài. Qua đề tài, tác giả đưa ra một số giải pháp để khắc phục, hạn chế những rủi ro đó, nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của luận văn bao gồm:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận chất lượng nhập khẩu hàng hóa
    - Phân tích thực trạng nhập khẩu và chất lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12
    - Đề xuất một số giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần xây dựng số 12, với mặt hàng máy móc, thiết bị lĩnh vực xây dựng nhằm phục vụ thi công công trình xây dựng. Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2010. Thị trường nghiên cứu bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.
    Các dữ liệu và số liệu được sử dụng bao gồm các bài viết, bài báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo có liên quan của Công ty, các số liệu thống kê từ Công ty, Tổng cục thống kê và một vài nguồn dữ liệu sơ cấp liên quan khác.
    6. Bố cục của luận văn:
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương
    Chương 1: Lý luận chung về chất lượng nhập khẩu hàng hóa.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...