Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
    Định dạng file word
    8. Kết cấu của luận văn

    Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
    gồm 3 chương, 6 tiết.


    Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một tài nguyên, một nguồn lực.
    Bởi vậy, việc phát triển con người phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị
    trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là
    yếu tố chắc chắn nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư vào con
    người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Ngay từ những năm 60 của
    thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, hay
    nói cách khác là thông qua việc phát triển của khoa học - công nghệ gắn liền với việc
    phát triển nguồn nhân lực. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được
    sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ
    lao động kỹ thuật - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn lao động với chất lượng cao. Vận
    mệnh của đất nước, tương lai phát triển, khả năng đi lên của Việt Nam đều phụ thuộc
    vào chính bản thân con người Việt Nam. Vì vậy, để phát triển đất nước, chúng ta không
    thể không quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực.
    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà mỗi quốc gia đều phải quan
    tâm chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển và tìm cách phát huy có hiệu quả trên con đường
    phát triển văn minh tiến bộ của mình.
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam
    với yêu cầu ngày càng cao" nhằm bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng và chất
    lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [41, tr. 65].
    Cũng như cả nước, tỉnh Thanh Hóa chỉ có thể thực hiện thành công công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa khi phát huy được cao độ nguồn lực con người.
    Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV (2001-2005)
    đã đề ra nhiệm vụ sau: "Phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng toàn diện,
    cả về sức khỏe thể chất, trình độ học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tư tưởng
    chính trị, đời sống văn hóa tinh thần " nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa của tỉnh nhà. Căn cứ vào nhiệm vụ trên tỉnh Thanh Hóa phải lấy việc phát huy
    nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Thanh Hóa có
    thể trở thành một tỉnh có nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay không điều đó còn tùy
    thuộc vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
    Thanh Hóa vừa là vấn đề cấp thiết vừa căn bản và lâu dài đối với sự phát triển của tỉnh.
    Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề " Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa " làm đề tài luận văn thạc sĩ.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển lịch sử, do đó vấn
    đề con người, đặc biệt là vấn đề nhân tố con người luôn luôn là đối tượng thu hút sự
    quan tâm của nhiều ngành khoa học. Thực tiễn ngày càng chứng minh, sự phát triển bền
    vững của mỗi quốc gia phụ thuộc vào việc đầu tư khai thác, phát huy có hiệu quả vai trò
    nhân tố con người.
    Từ những nghiên cứu chung về con người, các nhà khoa học Xô Viết trước đây
    đã đi sâu nghiên cứu về nhân tố con người và phát huy vai trò của nhân tố con người.
    Đã có nhiều đề tài và công trình của các nhà khoa học Xô viết đi sâu vào nghiên cứu
    mối quan hệ giữa nhân tố con người với các nhân tố kinh tế, vật chất kỹ thuật trong cấu
    trúc nền sản xuất xã hội. Công trình nghiên cứu của nữ viện sĩ GiaxlapxkaiA về công
    bằng xã hội và nhân tố con người những năm 1986 - 1987 là một ví dụ tiêu biểu. Hội
    nghị khoa học giữa các nhà khoa học Xô viết và Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào năm

    Chương 1

    Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
    Nam
    1.1. Quan điểm mácxít về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
    1.1.1. Từ quan điểm mácxít về con người đến nhân tố con người và nguồn
    nhân lực
    * Quan điểm về con người
    Các nhà khoa học và chính trị từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây, trong suốt chiều
    dài của lịch sử luôn coi con người là vấn đề trung tâm của thế giới, là trung tâm chú ý
    của mọi thời đại. Song các nhà tư tưởng trước Mác đã giải thích con người một cách
    phiến diện, không coi con người là vị trí trung tâm của quá trình hình thành phát triển
    của nhân loại. Họ lý giải sai lầm về bản chất con người. Họ không thấy được bản chất
    con người là một bản chất xã hội, không thấy được con người là một thực thể tự nhiên -
    xã hội. Chỉ đến Mác và Ăng ghen thì việc nhận thức về con người mới có sự thay đổi về
    chất so với trước. Mác đã xuất phát từ phạm trù thực tiễn để lý giải bản chất của con
    người trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người và
    những quy luật chi phối quan hệ đó. Cống hiến quan trọng của Mác là đã vạch ra được
    những vai trò của các quan hệ xã hội trong những yếu tố cấu thành bản chất con người.
    Theo Mác "Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng cố hữu của một cá nhân
    riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ
    xã hội" [16 -11].
    Bản chất con người là kết quả của sự tác động từ các nhân tố xã hội mà trước
    hết là của hoạt động lao động sản xuất vật chất của đấu tranh xã hội của con người.
    Thông qua quá trình này, con người cải tạo giới tự nhiên và xã hội, đồng thời cải tạo
    chính bản thân mình. Như vậy, khi tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên sáng
    tạo ra lịch sử, con người phát triển tư chất năng khiếu, tài năng, phẩm chất, ý chí đó
    danh mục Tài liệu tham khảo
    1. Phạm Ngọc Anh (1995), "Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình
    công nghiệp hóa hiện đại hóa", Nghiên cứu lý luận, (2).
    2. Hoàng Chi Bảo (1998), "Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người", Triết học,
    (2).
    3. Hoàng Chí Bảo (1998), "Giáo dục văn hóa lao động để nâng cao tay nghề cho công
    nhân", Dân vận, (6).
    4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Niên giám thống kê lao động thương
    binh và xã hội năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
    5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động binh xã hội, Nxb
    Lao động xã hội, Hà Nội.
    6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
    Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
    7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
    Việt Nam năm 2002, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
    8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
    Việt Nam năm 2003, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
    9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
    Việt Nam năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
    10. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công
    nghệ (1995), Việt Nam tầm nhìn đến năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    11. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    12. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...