Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các giảng
    viên Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn,
    giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Mai Ngọc Cường đã tận
    tình chỉ bảo giúp đỡ, định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
    hình thành và hoàn thiện luận văn.
    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các
    thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện
    giúp đỡ tôi được hoàn thành khoá học và hoàn thành luận văn này.
    Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng
    chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy,
    quý cô cùng các anh (chị) và bạn bè quan tâm góp ý để luận văn được hoàn
    thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
    Tác giả luận văn



    Lưu Thị Tâm

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học, đóng góp của đề tài luận văn 3
    5. Kết cấu của luận văn . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
    NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 5
    1.1. Chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở đào tạo công lập 5
    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực . 5
    1.1.2. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở đào tạo công lập . 6
    1.1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    của cơ sở đào tạo công lập trong điều kiện hiện nay 8
    1.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn
    nhân lực của cơ sở đào tạo công lập . 16
    1.2.1. Nội dung chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở đào tạo công lập 16
    1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của cơ sở đào tạo
    công lập . 20
    1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra của một số nước trên thế giới và các
    đơn vị trên địa bàn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 26

    iv
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển nguồn
    nhân lực . 26
    1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực cho Việt Nam 28
    1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực cho đơn vị công lập 31
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao chất lượng nhân lực vận
    dụng cho một số đơn vị sự nghiệp công lập ở Hải Dương . 32
    1.4. Tình hình nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực có liên quan 32
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu và quản lý . 34
    2.2. Khung phân tích của luận văn 34
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 35
    2.3.2. Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài . 35
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 37
    2.2.4. Phương pháp tổng hợp số liệu 38
    2.2.5. Phương pháp phân tích 38
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá . 40
    2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đầu vào . 40
    2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra của quản lý . 41
    2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 42
    Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
    TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
    TỈNH HẢI DƯƠNG 43
    3.1. Đặc điểm trên địa bàn nghiên cứu . 43
    3.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương . 43
    3.1.2. Khái quát về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công của
    tỉnh Hải Dương 44

    v
    3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Giáo dục thường xuyên
    tỉnh Hải Dương 45
    3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Giáo dục thường xuyên
    tỉnh Hải Dương 47
    3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Trung tâm Giáo dục
    thường xuyên tỉnh Hải Dương 49
    3.2.1. Thực trạng trình độ nguồn nhân lực tại Trung tâm giáo dục
    thường xuyên tỉnh Hải Dương 49
    3.2.2. Thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp 54
    3.2.3. Về phẩm chất chính trị của nhân lực 54
    3.2.4. Về thể chất (sức khỏe) nhân lực tại Trung tâm giáo dục thường
    xuyên tỉnh Hải Dương . 55
    3.3. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Giáo
    dục thường xuyên tỉnh Hải Dương . 56
    3.3.1. Kết quả đạt được về chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm
    Giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương . 56
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực
    tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương . 63
    3.4. Phân tích SWOT về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trung tâm
    giáo dục thường Xuyên tỉnh Hải Dương . 68
    68
    69
    Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
    TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH HẢI
    DƯƠNG NHỮNG NĂM TỚI 71
    4.1. Phương hướng phát triển và nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực của
    Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương trong những năm tới 71

    vi
    4.1.1. Bối cảnh phát triển của lĩnh vực hoạt động tại Trung tâm trong
    những năm tới . 71
    4.1.2. Dự báo nhu cầu về nhân lực tại Trung tâm trong những năm tới . 73
    4.2. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm
    giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương trong những năm tới . 75
    4.2.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói
    chung tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương trong
    những năm tới 75
    4.2.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đối với từng bộ phận nhân
    lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương 78
    4.3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
    Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương thời gian tới . 79
    4.3.1. Thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
    đánh giá, chế độ đãi ngộ đối với nhân lực của Trung tâm 80
    4.3.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng
    và cơ cấu đội ngũ cán bộ . 87
    4.3.3. Tăng cường công tác tổ chức quản lý nhân lực và sự quan tâm
    của lãnh đạo đơn vị . 88
    4.3.4. Nâng cao ý thức tự phấn đấu rèn luyện của bản thân người lao động 89
    4.4. Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện 91
    4.4.1. Kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo . 91
    4.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Tỉnh 92
    KẾT LUẬN 93
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
    PHỤ LỤC . 96

    vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    CBCNV : Cán bộ công nhân viên
    CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hoá
    CNV : Công nhân viên
    ĐTB : Điểm trung bình
    GDTX : Giáo dục thường xuyên
    NNL : Nguồn nhân lực
    QĐ : Quyết định
    TCCB : Tổ chức cán bộ
    UBND : Ủy ban nhân dân
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa

    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert . 38
    Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương . 44
    Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh . 45
    Bảng 3.3. Trình độ tin học của nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải
    Dương năm 2013 . 51
    Bảng 3.4. Trình độ ngoại ngữ của nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải
    Dương Năm 2013 52
    Bảng 3.5. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức của cán bộ Trung
    tâm GDTX tỉnh Hải Dương (mẫu phiếu điều tra M7) 52
    Bảng 3.6. Nhận xét về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lớp ở Trung
    tâm GDTX tỉnh Hải Dương trong điều kiện hiện nay 56
    Bảng 3.7. Nhận xét về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển sinh, quảng bá ở
    Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương trong điều kiện hiện nay . 58
    Bảng 3.8. Nhận xét về đội ngũ cán bộ quản lý Tài chính, tài sản ở Trung
    tâm GDTX tỉnh Hải Dương trong điều kiện hiện nay 60
    Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chất lượng nhân lực tại
    Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương và Trường CĐ Hải Dương? 62
    Bảng 3.10. Nhận xét về mức độ tác động của các yếu tố sau đến chất lượng
    nguồn nhân lực ở Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương hiện nay . 65
    Bảng 4.1. Thứ tự ưu tiên các biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại
    trung tâm hiện nay 79



    ix
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
    Biểu đồ:
    Biểu đồ 3.1. Trình độ đào tạo của nhân lực 50

    Sơ đồ:
    Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn . 34
    Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của TTGDTX tỉnh Hải Dương . 49














    1
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập
    với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn
    coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của
    đất nước, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với mục
    tiêu: "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
    sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân". Để đáp ứng yêu
    cầu ấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng và tác động trực tiếp đến
    quá trình quản lý góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
    Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
    nhiều điều kiện, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người.
    Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí
    trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội
    của đất nước.
    Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức
    quan trọng. Muốn phát triển nhanh và bền vững, chúng ta phải tạo dựng nguồn
    nhân lực chất lượng cao và có chính sách phát huy tối đa đó. Việc quản lý và
    sử dụng đúng nguồn nhân lực là nhân tố tiên quyết cho thành công của tổ chức.
    Do vậy, các cơ quan, doanh nghiệp cần phải chủ động quy hoạch, tạo nguồn,
    đào tạo và bồi dưỡng để nguồn nhân lực .
    Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những
    nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia trên thế giới. Chất lượng
    nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực với
    những con người lao động có tri thức tốt, có kỹ năng cao và có tính nhân văn
    sâu sắc. Kinh nghiệm cho thấy, sự phát triển của các cơ quan, doanh nghiệp
    gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

    2
    Tuy nhiên, nhìn lại nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, chúng ta
    không khỏi lo lắng về chất lượng yếu kém, về cơ cấu và sự phân bổ thiếu hợp
    lý. Nguồn nhân lực của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương cũng không nằm
    ngoài thực trạng chung của đất nước.
    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương” làm luận văn
    tốt nghiệp là có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhân lực, yêu cầu của chất
    lượng nhân lực nói chung, yêu cầu chất lượng nhân lực trong các khâu công
    việc nói riêng phục vụ cho hoạt động của Trung tâm luận văn phân tích thực
    trạng chất lượng nhân lực quản lý lớp; nhân lực làm công tác tuyển sinh quảng
    bá và nhân lực làm công tác quản lý tài chính tài sản, thiết bị tại Trung tâm
    GDTX tỉnh Hải Dương. Từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và những
    nguyên nhân hạn chế và khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
    nhân lực trong từng khâu công việc tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương thời
    gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân
    lực trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt
    động Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương hiện nay.
    - Đề xuất quan điểm, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động Trung tâm GDTX tỉnh
    Hải Dương thời gian tới.

    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu:
    Nguồn nhân lực có phạm vi rộng, bao gồm cả nhân lực hiện có và nhân
    lực tương lai sẽ tuyển dụng. Trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu nhân
    lực hiện có tại Trung tâm; phân tích chất lượng nhân lực theo nhiệm vụ công
    việc như chất lượng nhân lực quản lý lớp; chất lượng nhân lực làm công tác
    tuyển sinh quảng bá và chất lượng nhân lực làm công tác quản lý tài chính tài
    sản, thiết bị trên bốn khía cạnh
    1. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ chính trị;
    2. Kỹ năng nghề nghiệp;
    3. Về phẩm chất chính trị, về tinh thần trách nhiệm, về đạo đức nghề
    nghiệp và sự yêu nghề (say mê với nghề);
    4. Sức khỏe của nhân lực.
    - Về không gian và thời gian: Phân tích số liệu về thực trạng chất lượng
    nguồn nhân lực trong hoạt động Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương giai đoạn
    2011-2013, kiến nghị giải pháp trong thời gian tới.
    4. Ý nghĩa khoa học, đóng góp của đề tài luận văn
    4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Về mặt khoa học: Nghiên cứu góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý
    luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cơ sở đào tạo công lập.
    - Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại
    Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương, đánh giá kết quả đạt được, cũng như
    những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.

    4
    4.2. Đóng góp chủ yếu của đề tài
    Thứ nhất, góp phần nghiên cứu rõ hơn đặc điểm chất lượng nguồn nhân
    lực Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương trên cơ sở kết hợp giữa quan niệm chất
    lượng tổng hợp, chất lượng chung với chất lượng nhân lực gắn liền với các
    khâu công việc trong hoạt động đào tạo công lập.
    Thứ hai, đã đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại
    Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương hiện nay, chỉ ra những mặt được và chưa
    được trên phương diện chất lượng nhân lực nói chung, chất lượng nhân lực
    trong các khâu hoạt động nói riêng.
    Thứ ba, đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thành tựu và hạn chế về
    chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương hiện nay.
    Thứ tư, khuyến nghị đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương những năm tới.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực tại
    cơ sở đào tạo công lập.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Giáo
    dục thường xuyên tỉnh Hải Dương.
    Chương 4: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương.
    Những năm tới.
     
Đang tải...