Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hó

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểm của các nguồn
    lực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con người được coi là nguồn lực nội tại,
    cơ bản, quyết định thành công của công cuộc phát triển KT - XH. Đại hội lần thứ IX của
    Đảng đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
    định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Có thể thấy
    rằng, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hài
    hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đó
    nhân tố con người là trung tâm. Trong tiến trình đó, việc phát triển nguồn nhân lực chất
    lượng cao để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang là những yêu cầu
    hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột
    phá.
    Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực đã trở thành động lực tăng năng suất lao
    động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và toàn bộ
    nền kinh tế, đây chính là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì,
    chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
    công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vốn, khoa học -
    công nghệ, tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá trình CNH, HĐH và hội
    nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển nền
    kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chiến lược quan trọng trong quá trình phát
    triển nền kinh tế quốc dân.
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế phát triển
    theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, chúng ta càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyết
    định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các
    lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã cho thấy rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng
    nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản: “áp dụng công nghệ mới, phát
    triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Trong đó, nguồn
    nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong một nền
    kinh tế toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, ưu thế cạnh tranh sẽ nghiêng về
    các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và
    xã hội ổn định. Một số nước ở khu vực châu Á đang điều chỉnh chiến lược cạnh tranh
    trong tương lai - khi phát triển nền kinh tế tri thức, đã xác định phát triển nguồn nhân lực
    là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
    Tầm quan trọng của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư
    duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điều này được khẳng định
    trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng ta đã khẳng
    định: “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”, đồng thời Nhà nước
    đã có nhiều chính sách phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đã góp phần duy
    trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và ổn định. Trong quá trình phát triển,
    tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh và động
    lực to lớn để phát triển đất nước, đảm bảo đi tắt đón đầu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
    trạng kém phát triển. Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định
    sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực nếu
    được khai thác hiệu quả trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là giải
    pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH trong tương lai.
    Công cuộc đổi mới ở nước ta đã làm thay đổi cơ bản KT - XH, các địa phương
    thuộc miền Đông Nam bộ cũng nằm trong xu thế vận động phát triển đó. Miền Đông Nam
    bộ gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh
    và thành phố Hồ Chí Minh, đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất của các tỉnh phía
    Nam và cả nước. Vùng ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đầu tàu trong
    phát triển của cả nước; là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công
    nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập; đặc biệt phát triển công
    nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa
    dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng;
    nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có
    trình độ cao, phát triển các ngành kinh tế hiện đại.
    Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhiều cơ
    hội mở ra thì song song đó cũng phải đối mặt với thách thức, nguy cơ. Trong đó, nguồn
    nhân lực để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao sức mạnh
    cạnh tranh cũng là thách thức lớn. Phát triển Vùng ĐNB đến 10, 20 năm nữa chắc chắn sẽ
    có thay đổi lớn như dân số phát triển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật mở rộng, hình thành và phát
    triển các cụm kinh tế kỹ thuật và khoa học công nghệ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các
    nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, Vùng ĐNB rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao
    để đáp ứng yêu cầu này.
    Mặt khác, hiện nay nguồn nhân lực của Vùng ĐNB chưa được chuẩn bị tương xứng
    với yêu cầu CNH, HĐH. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát triển giữa
    các địa phương trong vùng; chưa dự báo được yêu cầu nhân lực cho từng ngành kinh tế
    trong chiến lược phát triển KT - XH của cả Vùng trong dài hạn.
    Tình trạng này cần phải khắc phục nhanh, vì nếu không nó sẽ không phát huy được
    tiềm năng to lớn và triển vọng tăng trưởng cao từ chất lượng nguồn nhân lực của Vùng.
    Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu KT - XH của Vùng ĐNB trong giai đoạn
    tới. Các quyết sách cho những vấn đề còn tồn tại cần đặt trong một chỉnh thể chiến lược
    dài hơi hơn là những giải pháp rời rạc, tình huống. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa
    chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong
    thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu lúc này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và
    thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến
    khả năng thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH và hội nhập của nước ta, đặc biệt là
    đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu
    trong nước tập trung theo các vấn đề sau đây:
    3.1. Quan niệm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và phát triển
    nguồn nhân lực.
    - “Con người và phát triển con người”, Hồ Sĩ Quý, NXB Giáo dục, Hà Nội 2007.
    Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách nghiên cứu khả kỹ về khoa học con
    người, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nguồn nhân lực.
    - “Quan điểm của Đảng ta về: Bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có
    tài, có đức và thành đạt”, Vũ Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 12 (187) 12-2006. Bài viết
    tập trung luận giải sự đúng đắn quan điểm của Đảng ta về doanh nhân, là lực lượng đảm
    đương vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, tạo động lực và để xây dựng nền kinh tế
    thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
    3.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
    trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập.
    - “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH dựa trên tri thức của nước ta hiện
    nay”, Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005. Công trình nghiên cứu khá kỹ về yêu cầu
    của CNH, HĐH và sự phát triển kinh tế tri thức, do đó cần phải có sự đổi mới trong giáo
    dục. Tác giả nêu ra 3 nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục nước ta là: Nâng cao mặt bằng dân
    trí; Đào nguồn nhân lực chất lượng cao thích nghi quá trình đổi mới và phát triển nhanh,
    đáp ứng được nhu cầu rút ngắn quá trình CNH, HĐH dựa vào tri thức; Phải chăm lo bồi
    dưỡng và phát triển đội ngũ nhân tài.
    - “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn
    Việt Nam”, Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2005. Cuốn sách phân tích vấn
    đề trên trong 3 chương. Chương 1, hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân
    lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò, . Chương 2, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở
    nước ta: ưu điểm, hạn chế, xu hướng phát triển, . Chương 3, xuất phát từ quan điểm của
    Đảng và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số giải
    pháp phát huy nguồn nhân lực ở nước ta.
    Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá sâu những đặc điểm, yêu cầu của quá
    trình CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên,
    các công trình này chỉ dừng lại ở tính khái quát, lý luận.
    3.3. Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
    - “Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước”, Nguyễn Đắc Hưng, NXB CTQG, Hà
    Nội 2007. Cuốn sách tập trung giới thiệu những phẩm chất cần có của nhân tài, kinh
    nghiệm đào tạo, sử dụng nhân tài của ông cha ta và một số quốc gia trên thế giới, những
    nội dung cơ bản về phát triển nhân tài.
    - “Mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”,
    Nguyễn Hữu Lam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 3/2004. Tác giả phân tích các lý thuyết về
    mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có giá trị tham khảo
    phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
    - “Một số vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Vũ Thành Hưng, Tạp chí
    Kinh tế và Phát triển, (số 90) 12/2004. Nội dung công trình phân tích những thành tựu và
    hạn chế vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của nước ta, từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng
    cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo.
    Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được các công trình trên đi
    sâu phân tích. Tuy nhiên, hầu hết chưa đưa ra mô hình giáo dục - đào tạo phù hợp với điều
    kiện hội nhập của Việt Nam, đáp ứng sự phát triển các ngành kinh tế hiện đại.
    3.4. Phát triển nguồn nhân lực trong các loại hình doanh nghiệp.
    - “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành
    phố Hồ Chí Minh”, Trần Kim Dung, Tạp chí Phát triển kinh tế số 3/2004. Công trình phân
    tích và chỉ ra những bất cập trong hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các
    doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua số liệu điều tra 120 cá nhân về hoạt
    động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và 558 cá nhân về quan điểm của nhân viên trong
    các doanh nghiệp.
    - “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước”, Lê Thị Ngân, Nguyễn
    Huy Oánh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/2004. Công trình nghiên cứu thực trạng nguồn
    nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân, từ đó xác định những giải
    pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp này.
    - “Thực trạng lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
    Nam”, Lê Thị Ngân, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2003. Tác giả phân tích những đặc
    điểm của lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm
    nâng cao chất lượng lao động góp phần thu hút FDI ở Việt Nam.
    Các công trình nêu trên đề cập đến những nội dung phát triển nguồn nhân lực ở cấp
    độ doanh nghiệp, chưa nghiên cứu đến sự phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội
    cho một vùng kinh tế.
    3.5. Vai trò của Nhà nước, thị trường lao động và chất lượng nguồn nhân lực
    - “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Nguyễn Thị Thơm,
    NXB CTQG, Hà Nội 2006. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường lao
    động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Nội dung cuốn sách cung cấp cho người
    đọc bức tranh tổng thể về thị trường lao động nước ta hiện nay.
    - “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”, Bùi Văn Nhơn, NXB Tư Pháp,
    Hà Nội 2006. Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết những nội dung cơ bản trong quản lý
    phát triển nguồn nhân lực như: phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực , thị trường
    lao động, các chính sách,
    - “Thị trường lao động; Vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát triển ở Việt
    Nam”, Phạm Đức Chính, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 308 (1/2004). Tác giả phân tích
    khả kỹ những nội dung liên quan đến thị trường lao động như: Khái niệm thị trường lao
    động; Bản chất của thị trường lao động; Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao
    động; Ý nghĩa của thị trường lao động và cuối cùng tác giả phân tích thực trạng thị trường
    lao động ở Việt Nam, rút ra một số đặc điểm chủ yếu của thị trường lao động.
    Các công trình đề cập tương đối toàn diện vai trò của Nhà nước trong việc phát
    triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ dừng lại
    những vấn đề chung và chưa đề cập nhiều đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    trong điều kiện hội nhập.
    3.6. Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
    - “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu Dũng, Nxb
    Lao động - Xã hội, 2003. Cuốn sách trình bày hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
    liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân
    lực, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong
    quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020.
    - “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao”, Nguyễn Thị
    Thơm, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2003. Công trình đánh giá hiệu quả sử dụng lao
    động ở nước ta trên các nội dung: mức độ toàn dụng và giải pháp nâng cao”, Nguyễn Thị
    Thơm, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2003. Công trình đánh giá hiệu quả sử dụng lao
    động ở nước ta trên các nội dung: mức độ toàn dụng lao động thấp, việc bố trí và sử dụng
    lao động còn bất hợp lý, năng suất lao động hay hiệu quả hoạt động thấp, từ đó đưa ra
    những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta.
    Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tập trung vào nội dung định tính để đánh
    giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, chỉ đề cập đến một số chỉ số cơ bản và đặt ra nhiều
    nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
    như: phân tích thống kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia và phương pháp
    phỏng vấn sâu.
    a. Phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp
    định lượng để tìm ra các kết luận khoa học.
    b. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo trong quá trình thực hiện nhằm tìm kiếm
    sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp, kiến
    nghị. Chuyên gia là các cán bộ chỉ đạo thực tiễn của tỉnh và một số nhà nghiên cứu.
    3. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn
    về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ
    hội nhập (về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, các tiêu chí
    đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, xu hướng phát triển của nguồn nhân lực), những vấn
    đề đang đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống các quan điểm, giải
    pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng ĐNB trong thời kỳ hội nhập.
    Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
    - Hệ thống lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình
    tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    - Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn miền Đông Nam bộ,
    xác định những hạn chế và nguyên nhân.
    - Xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền
    Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập.
    4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Vùng ĐNB từ năm 2000
    trở lại đây. Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực,
    trí lực và phẩm chất của người lao động. Đề tài nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực trên
    3 nội dung cơ bản:
    - Giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
    - Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
    - Vấn đề nghèo đói và thu nhập.
    Đề tài được trình bày trong ba chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nâng cao nguồn nhân lực trong quá trình
    CNH, HĐH và hội nhập
    Chương 2: Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Vùng ĐNB trong thời kỳ đẩy
    mạnh CNH, HĐH và hội nhập
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực miền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...