Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG . ii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . iii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . iv
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC .6
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: . 6
    1.2. Tổng quan tài liệu trong nước: .6
    1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu nghiên cứu . .9
    1.4. Khái niệm nguồn nhân lực , chất lượng nguồn nhân lực: 10
    1.4.1. Khái niệm nguồn nhân lực 10
    1.4.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực . 13
    1.5. Nội dung đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức 16
    1.5.1. Thể lực nguồn nhân lực 16
    1.5.2. Trí lực nguồn nhân lực . 18
    1.5.3. Phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực . 20
    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức . 23
    1.6.1. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực 24
    1.6.2. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp 28
    1.6.3. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi . 29
    1.6.4. Điều kiện làm việc . 30
    1.6.5. Đời sống tinh thần của người lao động 30
    1.6.6. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp . 32
    1.7. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức . 33

    1.8. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của một số đơn vị: . 36
    1.8.1. Kinh nghiệm của Trường Trung cấp nghề Trà Vinh: . 36
    1.8.2. Kinh nghiệm của Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
    Hà nội 38
    1.8.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường Trung cấp Bưu chính
    viễn thông và Công nghệ thông tin I. 400
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .42
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 42
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 42
    2.3. Tiến trình thực hiện nghiên cứu . 45
    2.3.1. Quá trình thu thập thông tin . 45
    2.3.2. Xử lý thông tin . 46
    2.4. Độ tin cậy của nghiên cứu 47
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN
    NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ
    CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I 48
    3.1. Tổng quan về Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ
    thông tin I. . 48
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 48
    3.1.2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ . 51
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường 52
    3.2.4. Thực trạng số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I 58
    3.2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung cấp Bưu
    chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I. . 61
    3.2.1. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Trường . 61
    3.2.1.1. Thực trạng về thể lực nguồn nhân lực . . 61

    3.2.1.2. Thực trạng về trí lực nguồn nhân lực . . 63
    3.2.1.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực . . 65
    3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Trường
    Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I. 69
    3.3.1. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực 69
    3.3.2. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp 70
    3.3.3. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi . 72
    3.3.4. Điều kiện làm việc . 73
    3.3.5. Đời sống tinh thần của người lao động 74
    3.3.6. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp . 75
    3.4. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I. . 75
    3.4.1. Ưu điểm . 75
    3.4.2. Hạn chế . 76
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
    LỰC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ CÔNG
    NGHỆ THÔNG TIN I . 78
    4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I. 78
    4.1.1. Chiến lược phát triển của Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin I giai đoạn 2015- 2020 . 78
    4.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường
    Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I . 79
    4.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường
    Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I. 80
    4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I 81

    4.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng nguồn nhân lực . 81
    4.2.2. Đổi mới công tác đánh giá, sắp xếp, phân công nguồn nhân lực 84
    4.2.3. Đổi mới công tác đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực 89
    4.2.4. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách tạo
    động lực cho nguồn nhân lực . 91
    4.2.5. Hoàn thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hóa đơn vị và
    quan hệ lao động hài hòa 94
    KẾT LUẬN . 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98




    i

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BCVT Bưu chính Viễn thông
    2 CBGV CNV Cán bộ giáo viên công nhân viên
    3 CMNV Chuyên môn nghiệp vụ
    4 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    5 CNTT Công nghệ thông tin
    6 DN Doanh nghiệp
    7 ĐT Đào tạo
    8 GDCB Giáo dục cơ bản
    9 GDĐT Giáo dục đào tạo
    10 HĐLĐ Hợp Đồng Lao Động
    11 KH KTTKTC Kế hoạch kế toán thông kê tài chính
    12 KTVT Kĩ thuật viên thông
    13 LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
    14 NĐ/CP Nghị Định/Chính Phủ
    15 NNL Nguồn nhân lực
    16 QĐ-BBCVT Quyết định Bộ Bưu chính Viễn thông
    17 QĐ-BGDĐT Quyết Định-Bộ Giáo Dục Đào Tạo
    18 Trường
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công
    nghệ thông tin 1
    19 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


    ii

    DANH MỤC BẢNG
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Nguồn nhân lực Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin 1 phân bổ theo giới tính
    58
    2 Bảng 3.2
    Nguồn nhân lực Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin 1 phân bổ theo độ
    tuổi
    60
    3 Bảng 3.3
    Phân loại bệnh của CB, GV CNV Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    62
    4 Bảng 3.4
    Phân loại sức khỏe của CB, GV CNV Trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    63
    5 Bảng 3.5
    Chất lượng lao động của Trường Trung cấp Bưu
    chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    64
    6 Bảng 3.6
    Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài
    với Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và
    Công nghệ thông tin 1
    67
    7 Bảng 3.7
    Mức độ quan tâm đến tác phong làm việc của người
    lao động tại Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin 1
    68
    8 Bảng 3.8
    Nhu cầu các lớp đào tạo của cán bộ, công nhân viên
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công
    nghệ thông tin 1
    70
    9 Bảng 3.9
    Mức lương trung bình của cán bộ, công nhân viên
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công
    nghệ thông tin 1
    71
    10 Bảng 3.10
    Mức độ đảm bảo các điều kiện làm việc tại Trường
    Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ
    thông tin 1
    73
    11 Bảng 4.1
    Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại Trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    đến năm 2020
    80 iii

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    STT Sơ đồ Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 1.1 Quy trình tuyển dụng nhân lực 25
    2 Sơ đồ 3.1
    Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Trung cấp Bưu
    chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    53
    3 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hoá phân tích công việc 87





























    iv

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    STT Biểu đồ Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1
    Nguồn nhân lực Trường Trung cấp Bưu chính
    Viễn thông và Công nghệ thông tin 1 phân bổ
    theo giới tính
    59
    2 Biểu đồ 3.2
    Nguồn nhân lực Trường Trung cấp Bưu chính
    Viễn thông và Công nghệ thông tin 1 phân bổ
    theo độ tuổi
    60
    3 Biểu đồ 3.3
    Phân loại bệnh của CB, GV CNV Trường
    Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công
    nghệ thông tin 1
    62
    4 Biểu đồ 3.4
    Chất lượng lao động của Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin
    1
    64
    5 Biểu đồ 3.5
    Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu
    dài với Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin 1
    67
    6 Biểu đồ 3.6
    Mức độ quan tâm đến tác phong làm việc của
    người lao động tại Trường Trung cấp Bưu
    chính Viễn thông và Công nghệ thông tin 1
    68
    7 Biểu đồ 3.7
    Nhu cầu các lớp đào tạo của cán bộ, công
    nhân viên Trường Trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin 1
    70
    8 Biểu đồ 3.8
    Mức độ đảm bảo các điều kiện làm việc tại
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và
    Công nghệ thông tin 1
    74 1

    MỞ ĐẦU

    1. Về tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Tại sao học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu này? Đề tài có cần thiết
    phải nghiên cứu không ?
    Trong giai đoạn hiện nay cùng chịu ảnh hưởng khó khăn chung của
    nền kinh tế, của ngành giáo dục, Hệ thống các trường trung cấp thuộc Tập
    đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nói chung còn phải chịu
    những tác động không nhỏ từ việc tái cấu trúc Tập Đoàn, theo đó các trường
    trung cấp thuộc VNPT chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu thành các đơn vị lấy
    thu bù chi và tự chủ phát triển các hình thức kinh doanh như các doanh
    nghiệp. Vì vậy cần thiết phải có sự thay đổi trong hệ thống chính sách và đặc
    biệt là các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực để cùng nhau
    vượt qua những khó khăn, thử thách trước mắt. Qua quá trình công tác và
    nghiên cứu tại Nhà trường, Tôi nhận thấy Trường trung cấp Bưu chính Viễn
    thông và Công nghệ thông tin I (Trường) là một trường có bề dày truyền
    thống, là một đơn vị đào tạo nghề được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao
    động ở thập niên 80. Nhà trường được VNPT đánh giá là một tập thể vững
    mạnh, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành và của VNPT và được các
    doanh nghiệp Bưu chính viễn thông khác đánh giá cao về chất lượng đào tạo.
    Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và
    đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi mô hình của VNPT đòi hỏi Nhà trường
    cần có những sự thay đổi để giữ vững thương hiệu và phát triển. Trong những
    năm qua Nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực nhằm khuyến khích người
    lao động tích cực làm việc, nhưng nó chưa thực sự toàn diện, chưa trở thành
    một hệ thống chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho Cán bộ, giáo viên,
    công nhân viên của Nhà trường. 2

    Ngày nay, đối với nhiều quốc gia việc quan tâm đến con người
    không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn khẳng định là chiến lược đầu tư cho
    tương lai một cách chắc chắn và hiệu quả. Trong một tổ chức hay doanh
    nghiệp để tạo nên lợi thế cạnh tranh thu hút nhân lực, xây dựng thương hiệu
    và phát triển bền vững thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng, là một
    “tài nguyên đặc biệt”, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức hay
    doanh nghiệp đó. Việc thu hút được một đội ngũ cán bộ giáo viên, công
    nhân viên hiện nay không phải vấn đề quá khó khăn, song điều quan trọng
    là làm thể nào để quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên,
    công nhân viên đó đạt hiệu quả, phát huy được khả năng tiềm tàng, đem lại
    lợi ích cho cá nhân, tổ chức và xã hội lại là một bài toán khó, chất lượng
    nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về thể lực, trí lực cũng như tiềm năng phát
    triển. Bên cạnh đó, các giải pháp về đổi mới trong công tác tuyển dụng, bố trí
    sử dụng lao động, đánh giá, đào tạo, . đang chưa có lời giải.
    Chính vì tính chất quan trọng của vấn đề và dựa trên cơ sở chiến lược
    phát triển của Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông
    tin I giai đoạn 2015 - 2020, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
    nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công
    nghệ thông tin I ” mang tính thực tiễn cao.
    1.2. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo?
    Là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, với các kiến thức nhóm
    chuyên ngành đã được học và từ thực tiễn công tác của mình, học viên dựa
    trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học để tổng hợp,
    phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế có liên
    quan đến các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I trong thời gian qua, chỉ ra
    những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị các 3

    biện pháp cho quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời
    gian tiếp theo.
    Do đó, với vấn đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường
    Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I”, tác giả thấy rằng
    đây là đề tài phù hợp với ngành mà mình được đào tạo.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu?
    Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu
    chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I hiện nay như thế nào?
    Các chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng chất lượng nguồn
    nhân lực của trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin
    I trong thời gian tới là gì?
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng
    nguồn nhân lực lại ở mức độ thấp. Do vậy vấn đề nâng cao, phát triển nguồn
    nhân lực là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành và các
    doanh nghiệp. Những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu,
    sách, báo xoay quanh vấn đề về nguồn nhân lực với rất nhiều khía cạnh và
    phạm vi nghiên cứu khác nhau. Nhưng đa số các đề tài nghiên cứu có hướng
    xem xét các vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, các đề
    tài đó chưa đi sâu nghiên cứu cơ bản và có hệ thống các giải pháp nâng cao
    chất lượng nguồn nhân lực trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và
    doanh nghiệp nghành Bưu chính Viễn thông nói riêng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    * Mục đích của học viên trong vấn đề nghiên cứu là:
    Thứ nhất, tổng hợp và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về tầm quan
    trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và tổ
    chức nói riêng. 4

    Thứ hai, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung
    cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I trong giai đoạn 2011-
    2014, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
    nguồn nhân lực tại Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I
    * Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn:
    Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chất
    lượng, chất lượng nguồn nhân lực
    Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trường trung cấp Bưu
    chính viễn thông và Công nghệ thông tin I ; xác định điểm mạnh, hạn chế và
    nguyên nhân của hạn chế về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường.
    Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân
    lực của Trường trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    * Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I
    * Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực tại
    Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I.
    - Về không gian: Luận văn nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực tại Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I
    - Về thời gian :
    + Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014
    + Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, kết hợp với phỏng vấn,
    qua đó rút ra kết luận.
    + Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020
    5. Dự kiến đóng góp của luận văn:
    Luận văn hệ thồng hóa lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực của
    tổ chức. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I. phân tích các hạn chế, tồn tại
    và nguyên nhân. Tìm ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
    chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và
    Công nghệ thông tin I.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Luận văn gồm 4 chương, cụ thể như sau :
    Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức
    Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Trung cấp
    Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I
    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
    trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I.
     
Đang tải...