Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
    NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 6
    1.1. Tổng quan nghiên cứu . 6
    1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 8
    1.2.1 Nguồn nhân lực 8
    1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 10
    1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 20
    1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bài học kinh
    nghiệm 23
    1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 23
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm 33
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Phương pháp luận 36
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 36
    2.2.1. Phương pháp phân tích 36
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp 37
    2.2.3. Phương pháp so sánh . 38
    2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu 39
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 39
    2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu . 40
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
    HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 42
    3.1. Tổng quan về Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị . 42
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 42
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 42
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Học viện 44
    3.1.4. Một số nét đặc thù của loại hình trường bồi dưỡng cán bộ quản lý
    ngành . 45

    3.1.5. Những kết quả đạt được giai đoạn 2010 ­ 2015 . 47
    3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Học viện . 54
    3.2.1. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tại Học viện 54
    3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Học viện . 56
    3.3. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của Học viện . 67
    3.3.1. Điểm mạnh 67
    3.3.2. Hạn chế . 69
    3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 71
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HỌC VIỆN 74
    4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Học viện Cán bộ
    quản lý xây dựng và đô thị 74
    4.1.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của ngành Xây dựng 74
    4.1.2. Phương hướng phát triển của Học viện . 74
    4.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học viện . 75
    4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77
    4.2.1. Đổi mới công tác tuyển dụng 77
    4.2.2. Phát huy việc bố trí sử dụng nhân lực hiệu quả . 78
    4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên 80
    4.2.3. Các giải pháp khác 82
    4.3. Khuyến nghị với Bộ Xây dựng 88
    KẾT LUẬN . 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1
    Bảng
    3.1
    Tổng hợp chi tiết các lớp đào tạo bồi dưỡng giai đoạn
    2010 ­ 2014
    46
    2
    Bảng
    3.2
    Tổng hợp số lớp đào tạo so với kế hoạch do Bộ giao
    và kế hoạch của Học viện giai đoạn 2010 ­ 2015
    47
    3
    Bảng
    3.3
    Tổng hợp số học viên đào tạo bồi dưỡng giai đoạn
    2010 ­ 2015
    48
    4
    Bảng
    3.4
    Tổng hợp số lượng giảng viên của Học viện giai đoạn
    2010 ­ 2015
    48
    5
    Bảng
    3.5
    Tổng hợp số giờ giảng của giảng viên Học viện giai
    đoạn 2010 ­ 2015
    49
    6
    Bảng
    3.6
    Kết quả công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ
    khoa học công nghệ và xây dựng chương trình, biên
    soạn tài liệu giai đoạn 2010 ­ 2015
    50
    7
    Bảng
    3.7
    Báo cáo số lượng nhân lực Học viện 59
    8
    Bảng
    3.8
    Báo cáo nhân lực theo cơ cấu đơn vị 60
    9
    Bảng
    3.9
    Bảng cơ cấu theo trình độ học vấn 63






    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế toàn cầu hóa, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020
    đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển thì nhân tố
    quyết định chính là nguồn nhân lực, phát huy nguồn lực của con người là yếu
    tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà mỗi quốc gia đều
    phải quan tâm bồi dưỡng, phát triển và tìm cách phát huy có hiệu quả. Nhận
    thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên các Nghị quyết của Đảng
    và chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của Nhà nước đã đặt con người vừa là
    mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa. Con người hay nguồn nhân lực chính là nhân tố quan trọng hàng đầu
    quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Để đáp
    ứng nhu cầu phát triển kinh tế ­ văn hoá ­ xã hội trong tình hình mới, Đảng và
    Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử
    dụng nguồn nhân lực để có hiệu quả nhất, gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử
    dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nguồn nhân lực; coi chất lượng
    nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế ­ xã hội
    của đất nước.
    Theo Đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Xây dựng
    đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt đã xác định: Phát triển nhân lực
    ngành XD đến năm 2020: “Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu
    hợp lý, gắn việc đào tạo với nhiệm vụ cụ thể của ngành Xây dựng, trong đó
    lấy đào tạo các bậc học đại học, trung học chuyên nghiệp làm nền tảng; lấy
    đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao, đào tạo nghề chuyên

    2
    biệt, nghề đặc thù, nghề có lợi thế so sánh làm khâu đột phá; lấy việc đào tạo,
    bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công
    chức, viên chức toàn ngành là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây dựng.”
    Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị sự nghiệp nhà
    nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng: tổ chức đào tạo bồi
    dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng, cán bộ chính quyền đô
    thị các cấp, cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây
    dựng và các chức danh khác theo quy định của pháp luật. Trong nhiều năm
    qua, Học viện đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác đào
    tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho ngành. Từ năm 2013 Học viện đã tiến
    hành phương án tổ chức, sắp xếp lại một số đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao
    trình độ chuyên môn hóa, đẩy mạnh liên kết đào tạo có hiệu quả với các đơn
    vị trong nước, phục vụ kịp thời yêu cầu đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ
    chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý cho nguồn cán bộ ngành xây dựng.
    Hơn nữa, để đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập, Học viện cần đẩy
    mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo bồi dưỡng với các nước trong
    khu vực và trên thế giới. Điều này cũng có nghĩa là Học viện cần một lực
    lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên có đủ năng lực để đáp ứng được
    yêu cầu phát triển của Học viện. Song so với yêu cầu hiện tại cũng như thời
    gian tiếp theo, đội ngũ nhân lực của Học viện còn có những bất cập về cơ cấu,
    về chất lượng. Điều đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện
    các nhiệm vụ chính trị được giao.
    Vì lẽ đó, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng
    nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị trước yêu cầu
    thực tiễn là cấp bách và thiết thực. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài

    3
    “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ quản lý xây
    dựng và đô thị” với mong muốn góp phần nâng cao năng lực của Học viện,
    đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế tri thức.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    ­ Làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung nghiên cứu
    ­ Phản ánh thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Học viện, phát
    hiện điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
    ­ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học
    viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    ­ Chất lượng nguồn nhân lực là gì?
    ­ Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực?
    ­ Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của Học viện cán bộ
    quản lý xây dựng và đô thị?
    ­ Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học viện?
    4. Nội dung nghiên cứu
    ­ Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ
    quản lý xây dựng và đô thị.
    ­ Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ quản lý
    xây dựng và đô thị.
    ­ Những yêu cầu đối với chất lượng đội ngũ cán bộ của Học viện để
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Học viện.
    ­ Những quan điểm, phương hướng và giải pháp để nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực của Học viện.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4
    ­ Về đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực của Học viện
    Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị gồm cán bộ khối hành chính và đội ngũ
    giảng viên cơ hữu của Học viện.
    ­ Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn từ năm 2010 đến năm
    2015 và các giải pháp đề xuất đến năm 2025
    6. Khung nghiên cứu










    7. Những đóng góp của luận văn
    Về mặt lý luận:
    ­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    của Học viện, từ đó đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng
    nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
    Về mặt thực tiễn:
    ­ Xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên
    chức, giảng viên Học viện
    Các nhân tố
    ảnh hưởng
    tới chất
    lượng
    nguồn nhân
    lực Học
    viện Cán
    bộ quản lý
    xây dựng
    và đô thị
    Yêu
    cầu về
    CL
    nguồn
    NL
    của
    HV
    Thực
    trạng
    CL
    nguồn
    NL
    của
    HV

    Nhu
    cầu
    nâng
    cao CL
    nguồn
    nhân
    lực của
    Học
    viện

    Các giải
    pháp
    nâng
    cao chất
    lượng
    nguồn
    NL của
    HV
    Nguồn
    nhân
    lực đáp
    ứng yêu
    cầu của
    Học
    viện 8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được chia thành 4 chương
    như sau:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất
    lượng nguồn nhân lực
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Học viện Cán bộ
    quản lý xây dựng và đô thị giai đoạn 2010 ­ 2015
    Chương 4. Phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
     
Đang tải...