Luận Văn Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong gi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, sau cuộc
    Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 01 năm 1946. Trải qua 60 năm ra đời và phát triển, Quốc hội đã có những đóng góp
    to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của nhân dân, do
    nhân dân, vì nhân dân, xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quốc hội có ba chức năng quan
    trọng là chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng lập hiến và lập pháp, chức năng
    giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực tiễn qua sáu mươi năm hoạt động của
    Quốc hội cho thấy, ba chức năng cơ bản đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, tùy theo từng giai đoạn lịch sử của đất
    nước mà việc thực hiện ba chức năng đó có thể ở mức độ khác nhau, song lập pháp luôn là chức năng được chú
    trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
    Năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam chính thức đề ra đường lối đổi mới với chủ trương quan trọng là
    "quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý" và "quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm
    xây dựng pháp luật" thì chức năng lập pháp của Quốc hội cũng như vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động lập
    pháp của Quốc hội đã được đặc biệt chú trọng. Thực hiện chủ trương đúng đắn trên, việc xây dựng và hoàn thiện
    hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ trên. Tuy nhiên,
    bên cạnh đó chất lượng hoạt động lập pháp vẫn còn không ít hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng luật do Quốc hội
    ban hành. Có thể thấy rõ điều này qua nhận định của Đảng là: cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất
    hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật còn chậm, chất lượng các văn bản pháp
    luật chưa cao.
    Thực trạng hoạt động lập pháp như trên càng trở nên bất cập trước chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà
    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
    hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, với việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế và là thành viên tích
    cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế khác.
    Về mặt lý luận, như Đảng ta khẳng định, một trong những nguyên nhân tạo ra những hạn chế của hệ thống
    pháp luật là: công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Điều này thể hiện rõ
    trên nhiều vấn đề, trong đó đối với hoạt động lập pháp là: chưa đưa ra được khái niệm về chất lượng hoạt động
    lập pháp của Quốc hội; chưa luận chứng đầy đủ, chính xác yêu cầu mới đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội
    trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập
    quốc tế; việc nghiên cứu, tổng kết hai mươi năm hoạt động lập pháp của Quốc hội để có sự đánh giá khách quan,
    toàn diện những ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm; luận chứng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
    lập pháp của Quốc hội chưa được tiến hành.
    Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng hoạt động
    lập pháp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và
    cấp bách.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    2
    Từ sau Đại hội Đảng VI, cùng với đổi mới kinh tế, việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới nhà
    nước, đổi mới Quốc hội luôn được Đảng ta khẳng định và chỉ đạo thực hiện một cách kiên quyết, nhất quán.
    Cùng với quá trình đó, về mặt khoa học đã có nhiều công trình của các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu về
    tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Những công trình này ở mức độ khác nhau đã đề cập đến hoạt động lập pháp
    của Quốc hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động lập pháp của
    Quốc hội và nghiên cứu đánh giá tổng kết thực tiễn chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội, đặc biệt kể từ
    khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực (năm 1997) đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những giải
    pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay như đề tài luận án
    nghiên cứu thì hiện chưa có công trình nào.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu khái niệm "chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội", tiêu chí đánh giá, các yếu tố
    tạo thành và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong điều kiện
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
    Luận án nghiên cứu hoạt động lập pháp của Quốc hội trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đảng là:
    Quốc hội ban hành luật, giảm dần việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, vì vậy, luận án chỉ
    nghiên cứu, đánh giá chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội thông qua việc ban hành luật và nghị quyết
    mang tính quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành (gọi chung là luật).
    Luận án nghiên cứu khái quát quá trình phát triển của hoạt động lập pháp của Quốc hội qua các thời kỳ và
    tập trung đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và khi Hội đồng Nhà nước ban hành Quy chế xây dựng luật, pháp
    lệnh (năm 1988) đến nay, đặc biệt kể từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực (năm 1997).
    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước
    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận án đề xuất và luận chứng những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
    động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
    Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong điều kiện
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
    Hai là, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
    Việt Nam, từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và khi Hội đồng Nhà nước ban hành Quy chế xây dựng luật,
    pháp lệnh (năm 1988), đặc biệt kể từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành (năm
    1997) đến tháng 12 năm 2006;
    Ba là, đề xuất và luận chứng những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc
    hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...