Luận Văn Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây(86 TRANG)

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là loại hình kinh tế đã tồn tại lâu dài và phát triển của hầu hết các nước trên thế giới. Ở nước ta sau năm 1954 chúng ta bắt tay vào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Đến cuối năm 1960 Miền Bắc đã căn bản hoàn thành HTX bậc thấp và cuối năm 1969 hầu hết các HTX chuyển lên HTX bậc cao. Đặc biệt sau 1975 đất nước thống nhất thì các HTX quy mô lớn được xây dựng một cách nhanh chóng.

    Trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chế độ phân phối bình quân theo định suất, định lượng làm cho người lao động kém phấn khởi, giảm nhiệt tình hăng say trong sản xuất. Việc tập thể hoá tư liệu sản xuất làm cho người nông dân không có điều kiện sản xuất độc lập, mất dần tính chủ động sáng tạo, họ hoàn toàn bị phụ thuộc và dựa dẫm ỉ lại vào HTX. Thu nhập từ kinh tế tập thể không đủ để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, xã viên quay về với nghề phụ và đầu tư cho đất 5% của gia đình và đây là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Từ đó kinh tế HTX bị giảm sút, lòng tin của nông dân vào HTX mất dần. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố và phát triển HTX như: Chỉ thị 100 của Ban bí thư,Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và rất nhiều Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ . Đặc biệt, luật HTX được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/1997 là cơ sở pháp lý cho các HTX nông nghiệp hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trước pháp luật. Kể từ đó các HTX đã từng bước chuyển đổi hoạt động theo luật và bước đầu đã có kết quả. Hầu hết các HTX đều chuyển theo hướng sang kinh doanh dịch vụ phục vụ xã viên ở các khâu trước, trong và sau quá trình sản xuất.

    Trên thực tế, các HTX nông nghiệp hiện nay do phải giải quyết đồng thời với những cái cũ còn tồn tại, những cái mới đang đặt ra nên trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ, các HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khăn như: Công tác cán bộ quản lý, vốn, thực hiện chế độ kế toán .

    Hà Tây là một tỉnh đồng bằng mà dân số hầu hết làm nông nghiệp. Trong những năm vừa qua các HTX nông nghiệp với phương thức kinh doanh mới đã thu được những thành công nhất định trên mặt trận nông nghiệp: Đó là cung ứng vật tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho hộ xã viên . Tuy vậy, trong quá trình kinh doanh dịch vụ các HTX nông nghiệp đã gặp không ít những khó khăn vướng mắc cần phải giải quyết. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thực tập tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây qua thời gian nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây" làm luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu:

    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về HTX nông nghiệp.

    - Đánh giá, phân tích thực trạng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ở các HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX .

    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở các HTX nông nghiệp

    - Phạm vi nghiên cứu:

    + Về không gian: Toàn tỉnh Hà Tây

    + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp từ năm 1997 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

    - Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, điều tra điển hình một số HTX.

    - Phương pháp phân tích và tổng hợp.

    - Phương pháp so sánh .

    5. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương:

    - Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về HTX nông nghiệp.

    - Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

    - Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

    Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần Quốc Khánh cùng các cô, chú ở phòng Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây.

    Do nhận thức của bản thân còn hạn chế, nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo góp ý để đề tài tốt hơn.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Luật HTX – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1996.

    2. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thế giới và Việt Nam – Nhà xuất bản Thống kê - 1996.

    3. Ban kinh tế Tỉnh uỷ Hà Tây: Đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp của tỉnh theo Luật HTX . Số 28 - ĐA/BKT ngày 26/03/1997.

    4. Tỉnh uỷ Hà Tây: Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX ngày 01/04/1997.

    5. UBND tỉnh Hà Tây – Sở NN&PTNT: Báo cáo tình hình HTX nông nghiệp hiện nay của tỉnh Hà Tây – Ngày 21/07/1997.

    6. UBND tỉnh Hà Tây: Kế hoạch chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX – Số 895 KH/UB ngày 27/08/1997.

    7. Bộ NN&PTNT: Tài liệu tập huấn Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ quy định về việc thi hành trong nông nghiệp – Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 1997.

    8. Niên giám Thống kê tỉnh Hà Tây từ 1996 – 2001.

    9. Các Báo cáo về tình hình HTX nông nghiệp qua các năm (từ năm 1998 – 2001 ) của Phòng Chính sách – Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây.

    10. Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn – Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1999.

    11. UBND tỉnh Hà Tây: Tiếp tục nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thời gian tới – Số 33 – BC/UB ngày 20/03/2000.

    12. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội – 2001.

    13. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2001.

    14. UBND tỉnh Hà Tây – Sở NN&PTNT : Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010. Hà Đông tháng 02/2001.

    15. Luận án Thạc sĩ kinh tế của Ngô Thị Kim Ngân: Những giải pháp chủ yếu đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây – Hà Nội năm 2001.

    16. Chu Tiến Quang và Lê Xuân Đình: Nhìn lại bốn năm đưa Luật HTX vào cuộc sống – Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 11/2001.


    MỤC LỤC

    Trang

    Lời nói đầu 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Mục đích nghiên cứu 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

    4. Phương pháp nghiên cứu 2

    5. Kết cấu của đề tài 3


    Chương I. Một số vấn đề lý luận chung về HTX nông nghiệp 4

    I. Lý luận về HTX nông nghiệp. 4

    1. Khái niệm về HTX nông nghiệp 4

    2. Vai trò và đặc điểm của HTX nông nghiệp. 5

    3. Những điểm khác nhau cơ bản giữa HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX và HTX nông nghiệp kiểu cũ trước đây 6

    4. Các hình thức của HTX nông nghiệp. 8

    5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp. 9

    II. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển HTX nông nghiệp trong những năm qua 10

    1. Chính sách trước khi có luật HTX. 11

    2. Chính sách sau khi có luật HTX. 12

    3. Chính sách phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây. 13

    III. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới. 13

    1. Kinh nghiêm phát triển HTX nông nghiệp ở Mỹ 13

    2. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức 15

    3. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Nhật Bản 17

    4. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Thái Lan. 19

    5. Một số nhận xét và bài học rút ra từ HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới. 21


    Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây 23

    I. Những đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh hà tây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp. 23

    1. Điều kiện tự nhiên. 23

    2. Cơ sở hạ tầng 24

    3. Dân số và lao động 26

    4. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây: 27

    5. Đánh giá chung 28

    II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 30

    1. Tình hình chuyển đổi HTX nông nghiệp sau khi có luật HTX 30

    2. Nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp 31

    3. Thực trạng tổ chức quản lý ở các HTX nông nghiệp. 39

    4. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 54


    Chương III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây 60

    I. Một số yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 60

    II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 60

    1. Tổ chức lại bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ HTX. 60

    2. Tăng cường công tác kế hoạch hoá. 60

    3. Thực hiện tốt chế độ kế toán. 60

    4. Tăng cường công tác quản lý vốn ở HTX. 60

    5. Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với các HTX nông nghiệp. 60


    Kết luận 60


    Danh mục tài liệu tham khảo 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...