Chuyên Đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK - SGD TPHCM

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 01

    1. LÝ DO CỦA VIỆC CHỌN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 01

    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 02

    3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 03

    4. HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03

    4.1 Tiếp cận theo chiều dọc 03

    4.2 Tiếp cận theo chiều ngang 03

    5. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 04

    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 04

    Chương I:

    TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

    1.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 05

    1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 05

    1.1.2 Các loại tín dụng ngân hàng 05

    1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay 05

    1.1.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng 06

    1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng 06

    1.1.2.4 Căn cứ vào phương thức cho vay 06

    1.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ 06

    1.1.2.6 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 06

    1.1.2.7 Căn cứ vào đối tượng tín dụng 06

    1.1.3 Xác định lãi suất tín dụng 07

    1.1.4 Qui trình tín dụng 09

    1.1.5 Bảo đảm tín dụng 09

    1.2 TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 10

    1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân 10

    1.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân 10

    1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân đối với NHTM 10

    1.3 CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 11

    1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích kết quả tín dụng 11

    1.3.1.1 Doanh số cho vay 11

    1.3.1.2 Dư nợ cho vay 11

    1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng 11

    1.3.2.1 Các vấn đề về chất lượng tín dụng 11

    1.3.2.1.1 Đối với vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ổn định của ngân hàng cấp tín dụng. 13

    1.3.2.1.2 Đối với vấn đề sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng 14

    1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng 15

    1.3.2.2.1 Nợ quá hạn 15

    1.3.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ 16

    1.3.2.2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động 16

    1.3.2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 16

    1.3.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 17

    Chương II:

    KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK-SGD TP HCM

    2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP AN BÌNH – SDG HCM 18

    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ABBANK-SDG HCM 18

    2.1.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 18

    2.1.1.2 Giới thiệu NHTMCP An Bình - SGD TPHCM 21

    2.1.2 Sơ đồ hoạt động, cơ cấu SGD TPHCM 22

    2.1.3 Nội dung hoạt động chính 22

    2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP AN BÌNH SGD TPHCM 22

    2.2.1 Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 22

    2.2.1.1 Nguyên tắc cho vay 23

    2.2.1.2 Điều kiện cho vay 23

    2.2.1.3 Lãi suất cho vay 25

    2.2.1.4 Giới thiệu mô hình hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 25

    2.2.1.5 Giới thiệu Quy trình thực hiện cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 28

    2.2.1.6 Sản phẩm TDCN tại NHTMCP An Bình – SGD TPHCM 33

    2.2.1.6.1 Cho vay tiêu dùng tín chấp (YOU-MONEY) 33

    2.2.1.6.2 Cho vay tiêu dùng có thế chấp (YOU-SPEND) 34

    2.2.1.6.3 Cho vay sản xuất kinh doanh (YOU-SHOP) 34

    2.2.1.6.4 Cho vay mua xe ô tô (YOU- CAR) 34

    2.2.1.6.5 Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà (YOU-HOUSE). 34

    2.2.1.6.6 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết 35

    2.2.1.6.7 Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết 35

    2.2.1.6.8 Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN 35

    2.2.1.6.9 Cho vay du học (YOU-STUDY) 36

    2.2.1.6.10 Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản 37

    2.2.1.6.11 Cho vay bổ sung vốn SXKD dịch vụ (YOU-SHOP PLUS) 37

    2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK –SGD TPHCM thời gian vừa qua 39

    2.2.2.1 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK 39

    2.2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK 43

     Chỉ tiêu về doanh số cho vay

    2.2.2.2.1 Phân tích doanh số, lợi nhuận cho vay 43

    2.2.2.2.2 Phân tích dự nợ cho vay cá nhân 46

    2.2.2.2.2.1 Phân tích theo sản phẩm tín dụng 46

    2.2.2.2.2.2 Phân tích theo tài sản đảm bảo 48

    2.2.2.2.2.3 Phân tích theo kì hạn vay 49

    2.2.2.2.2.4 Phân tích theo loại tiền vay 51

     Chỉ tiêu về chất lượng tín dụng

    2.2.2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng 52

    2.2.2.2.4 Thống kê dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của ABBANK 55

    2.2.2.2.5 Phân tích lợi nhuận trên tổng dự nợ tín dụng cá nhân 57

    2.2.2.2.6 Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay đối với TDCN trên vốn huy động 58

    2.2.2.2.7 Chỉ tiêu cơ cấu tài sản trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng tại ngân hàng: 58

    2.2.3 Nhận định hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ABBANK – SGD TP HCM 59

    2.2.3.1 Về qui trình tín dụng tại ngân hàng: 60

    2.2.3.2 Về những mặt yếu kém thể hiện qua số liệu hoạt động: 60

    2.2.3.3 Hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng 60

    Chương III:

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK – SGD TP HCM

    3.1 MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI 62

    3.1.1 Vị trí của ABBANK cuối năm 2009 62

    3.1.2 Kế hoạch năm 2010 63

    3.1.2.1 Kế hoạch toàn ngân hàng 63

    3.1.2.2 Kế hoạch cho ABBANK – SGD TPHCM 65

    3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐÓNG GÓP NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 67

    3.2.1 Phát huy những mặt mạnh, thành quả đã đạt được 67

    3.2.2 Khắc phục khó khăn 69

    3.2.2.1 Cải cách các mô hình 69

    3.2.2.1.1 Mô hình phê duyệt tín dụng cần được thay đổi theo hướng đơn giản hóa và đề cao trách nhiệm cá nhân 69

    3.2.2.1.2 Cải cách mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại ngân hàng theo hướng ngày càng chuyên môn hóa qui trình xử lý công việc 71

    3.2.2.1.3 Xây dựng qui trình xử lý nợ và thu hồi nợ chặt chẽ 72

    3.2.2.2 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ 73

    3.2.2.2.1 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản phẩm tín dụng mà khách hàng vay cần phải đáp ứng 73

    3.2.2.2.2 Thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm tín dụng của ngân hàng 74

    3.2.2.2.3 Kết hợp tiếp thị sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán chéo khác 74

    3.2.2.3 Xây dựng cẩm nang về khách hàng 75

    3.2.2.3.1 Giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng 75

    3.2.2.3.2 Xếp hạng khách hàng 75

    3.2.2.3.3 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 75

    3.2.2.4 Xây dựng cẩm nang về tín dụng và chính sách tín dụng 77

    3.2.2.4.1 Xây dựng cẩm nang tín dụng với nhận thức chính xác về các khái niệm tín dụng và chất lượng tín dụng 77

    3.2.2.4.2 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp áp dụng đối với từng giai đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào sự thay đổi của thị trường mục tiêu 77

    3.2.2.5 Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng 78

    3.2.3 Đối với các định hướng trong năm 2010 ngân hàng cần đề xuất một số phương án cụ thể nhằm thực hiện được chỉ tiêu 78

    3.2.4 Các đề xuất khác 79

    3.3 MỘT VÀI KIẾN NGHỊ 80

    3.3.1 Về phía ngân hàng 80

    3.3.2 Về phía nhà nước 80

    KẾT LUẬN 82

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83



    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Trang

    Bảng 2.1: Bảng so sánh ABBANK, VPBANK, EAB 21

    Bảng 2.2: So sánh sản phẩm TDCN giữa ABBANK, VPBANK, EAB 38

    Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2006-2009 40

    Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của ABBank 40

    Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009 41

    Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ABBank năm 2009 41

    Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn qua các năm 43

    Bảng 2.8: Bảng so sánh tăng trưởng huy động vốn qua các năm 44

    Bảng 2.9: Bảng doanh số cho vay qua các năm 44

    Bảng 2.10: Bảng so sánh tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm 45

    Bảng 2.11: Lợi nhuận cho vay qua các năm 45

    Bảng 2.12: Dư nợ cho vay qua các năm 46

    Bảng 2.13: Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo sản phẩm 47

    Bảng 2.14: Dư nợ cho vay theo TSĐB qua các năm 48

    Bảng 2.15: Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo TSĐB 48

    Bảng 2.16: So sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo kì hạn 50

    Bảng 2.17: Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo loại tiền các năm 51

    Bảng 2.18: Phân loại dư nợ cho vay tại ABBANK qua các năm 52

    Bảng 2.19: Tình hình xử lý nợ tại ABBANK qua các năm 53

    Bảng 2.20: Trích lập dự phòng 2007-2009 54

    Bảng 2.21: Dư nợ hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK TPHCM 55

    Bảng 2.22: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tại ABBank 56

    Bảng 2.23: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại ABBank 57

    Bảng 2.24: Phân tích lợi nhuận trên tổng dự nợ tín dụng cá nhân 57

    Bảng 2.25: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động 58

    Bảng 3.1: Kế hoạch của ABBANK năm 2010 63

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Trang

    Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình 20

    Hình 2.2 Sơ đồ hoạt động của ABBANK – SGD TPHCM 22

    Hình 2.3: Sơ đồ mô hình hoạt động tín dụng tại ABBank TPHCM 26

    Biểu đồ 1: Dư nợ theo kì hạn năm 2007, 2008, 2009 49

    Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay theo loại tiền quan các năm 51

    Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ nợ xấu qua các năm 52

    Biểu đồ 4: Dư nợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ABBank 55

    Biểu đồ 5: Cơ cấu tài sản của ABBANK qua các năm 58

    Biểu đồ 6: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và cho vay khách hàng 59

    Hình 3.1: Mô hình phê duyệt tín dụng đề xuất áp dụng tại ABBank 73

    Hình 3.2: Mô hình tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đề xuất áp dụng tại ABBank 74




    LỜI MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CỦA VIỆC CHỌN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Nếu như người ta thường nói, ngân hàng là doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp, là mạch máu của nền kinh tế, là trung tâm giao lưu của muôn vàn hệ thống pháp luật, là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và phức tạp, thì tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng làm nên ngân hàng,đặc biệt là ngân hàng TMCP.

    Để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang dần hình thành nên xu hướng kinh doanh chính bao gồm:

    - Từng bước nâng cao năng lực tài chính

    - Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao.

    - Xây dựng chiến lược hướng tới khách hàng.

    - Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối.

    Điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay là hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Đối tượng khách hàng bán lẻ mà các NHTM nhắm đến là nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình ổn định trở lên và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạm thời bỏ qua đối tượng khách hàng doanh nghiệp do nằm ngoài giới hạn nghiên cứu của đề tài, nhóm khách hàng cá nhân được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM hiện nay.

    Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích và thẩm định đối với khách hàng cá nhân cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM, phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

    Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tiêu biểu là của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua, ta thấy có những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này.

    Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất.

    Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP An Bình, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài : “ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại SGD Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)”.

    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Như được trình bày ở trên, nhóm khách hàng cá nhân sẽ ngày càng phát triển và có vai trò không kém phần quan trọng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM. Ở Việt Nam hiện nay, với qui mô dân số trên 80 triệu người, thị trường khách hàng cá nhân là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng để các NHTM khai thác, đặc biệt khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân càng lớn.

    Quan tâm nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đề tài sử dụng kết quả hoạt động thực tiễn của NH TMCP An Bình (ABBANK) – SGD TP TPHCM , một NHTM đang nỗ lực phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân làm đối tượng nghiên cứu để phân tích. Hiện tại, tỷ lệ dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân chiếm xấp xỉ 30% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Với tỷ trọng đóng góp vào tổng dư nợ tín dụng cao như vậy, thiết nghĩ việc quan tâm đúng mức đến vấn đề quản trị hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân đối với ngân hàng là yêu cầu cần thiết. Xác định vấn đề nghiên cứu về hiệu quả tín dụng, đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại SGD ABBANK bao gồm cả chất lượng và doanh số tín dụng cho vay.

    Tín dụng khách hàng cá nhân nhìn chung không phải là một đề tài quá mới mẻ, tuy nhiên cho đến nay hầu như không có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu và toàn diện về vấn đề hiệu quả tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Vì vậy đây sẽ là một vấn đề nghiên cứu có tính đột phá và hữu ích không chỉ đối với NHTM chọn nghiên cứu mà còn đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung.



    3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Để có thể giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ đầu tiên của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK – SGD TP TPHCM. Các câu hỏi cho phần này như sau:

    - Trong thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng, hiểu thế nào cho đúng về hiệu quả tín dụng? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 1.

    - Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK – SGD TP HCM hiện nay ra sao? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 2.

    - Chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với hoạt động cho vay, và làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng? Câu hỏi này sẽ được kết hợp trả lời trong chương 2 và chương 3.

    Trên cơ sở kết quả thu được từ việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ tiếp theo của đề tài nghiên cứu sẽ là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SGD ABBANK.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    4.1 Tiếp cận theo chiều dọc

    Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận bản chất của khái niệm hiệu quả tín dụng trong hoạt động của NHTM.

    Kế đến, sẽ khảo sát thực tế hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK - SGD TPHCM hiện nay.

    Sau cùng, những kết quả khảo sát thực tế sẽ được so sánh và kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết để tìm ra những vấn đề còn yếu kém - nguyên nhân bên trong, những vấn đề làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay - nguyên nhân bên ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học.

    4.2 Tiếp cận theo chiều ngang

    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp ( PP thực chứng và PP chuẩn tắc )

    + Được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Phương pháp này được sử dụng để phát hiện ra các sự kiện cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng như là tình hình dư nợ, nợ

    quá hạn, danh mục khoản vay, danh mục khách hàng .

    + Đồng thời sử dụng để thu thập các thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả tín dụng như là số liệu về tình hình kinh tế – xã hội, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh .

    Trên cơ sở đó, hiểu được hiệu quả tín dụng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào trong thực tế và mức độ tác động của từng loại yếu tố, từ đó nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng yếu tố tác động nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng

    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 chương:

    Mở đầu : Giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu.

    Chương 1: Trình bày về những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, trong đó quan tâm đến lý luận về tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và các vấn đề về hiệu quả tín dụng.

    Chương 2: Nêu lên kết quả khảo sát thực tiễn về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng chọn nghiên cứu.

    Chương 3: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng.

    6. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn.

    - Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích về khái niệm hiệu quả tín dụng, một khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng thực tế rất khó tìm thấy một tài liệu nào định nghĩa cụ thể hiệu quả tín dụng là gì? đặc biệt chất lương tín dụng là gi? Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một khái niệm cụ thể về hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan; và cả theo quan điểm của cá nhân người thực hiện đề tài.

    - Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng một cách nhìn tích cực về vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một số các giải pháp được xem như là công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng chọn làm đối tượng nghiên cứu là NH TMCP An Bình – SGD TPHCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...