Luận Văn Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng Thương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng hoạt động Bảolãnh Ngân hàng tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phầnKỹ Thương Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi to lớn tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các thành phần trong nền kinh tế mở rộng và phát triển. Hệ thống Ngân hàng có tiền thân là Nha Tín dụng, được thành lập ở nước ta năm 1951 cũng nằm trong xu thế phát triển đó. Nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng đã đóng góp nhiều ảnh hưởng tích cực vào những thay đổi của bộ mặt kinh tế nước ta.
    Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Với chức năng như một mắt xích liên kết giữa tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức xã hội và đặt chúng vào chu kỳ vận động chung của tiền tệ. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng cũng không năm ngoài một quy luật chung nhất đối với tất cả các thành phần, đó là sự rủi ro ngày càng cao hơn trong quá trình hoạt động, kinh doanh khi nền kinh tế thật sự mở cửa. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng với việc kinh doanh dựa trên một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ càng khiến mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cao hơn. Bằng việc vay để cho vay, ngân hàng thu lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay. Chính từ hai nghiệp vụ này mà mức độ rủi ro của ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành và lĩnh vực khác.
    Nền kinh tế đang ngày càng phát triển với những thuận lợi và khó khăn thách thức các thành phần kinh tế cạch tranh vươn lên tồn tại và phát triển, đòi hỏi giữa chúng phải có sự gắn kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra một hiệu quả xã hội lớn. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế ngày càng chặt chẽ không chỉ trong quá trình cung cấp, tiêu thụ, mua bán hàng hoá, mà còn trong cả quá trình tham gia các hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng với chức năng nhiệm vụ của mình, đang hoạt động ngày càng hiệu quả không chỉ đóng vai trò là người cung cấp các dịch vụ tín dụng mà còn là trung gian liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thanh toán. Việc hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh của bản thân Ngân hàng cùng được đặt song song với việc hạn chế rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, do vậy đã có rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro được đưa ra nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất xã hội phải gánh chịu. Bảo lãnh Ngân hàng là một trong các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả và đắc lực cho các thành phần kinh tế hoạt động an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa.
    Ngoài chức năng chính là hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Bảo lãnh còn tạo cơ hội cho các thành phần nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh, tăng vòng quay của tiền tệ trong quá trình chu chuyển vốn, tạo hiệu quả lớn cho xã hội.
    Hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng ra đời và ngày càng trở nên quan trọng trong các giao dịch, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, tuy nhiên Bảo lãnh Ngân hàng là một hoạt động còn mới so với các hoạt động truyền thống khác của Ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ Bảo lãnh vẫn cần được hoàn thiện và cần phải nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tại Ngân hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng mà quan trọng hơn là tạo ra sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
    Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập tại phòng Tín Dụng – Trung tâm kinh doanh - Hội sở, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), em đã chọn đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình.

    Nội dung chuyên đề gồm ba chương sau:
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH HỘI SỞ – TECHCOMBANK
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH HỘI SỞ TECHCOMBANK
     
Đang tải...