Luận Văn Nâng cao chất lượng hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài TNVN. (Luận văn thạc sỹ)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài TNVN. (Luận vănthạc sỹ)

    MỞ ĐẦU
    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến những biến động sâu sắc trên thế giới. Ngày nay, tuy không còn những cuộc chiến tranh lớn hay sự đối đầu gay gắt về ý thức hệ như trước đây, nhưng những mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan với những xu hướng ly khai đã và đang làm bùng nổ chiến tranh, xung đột tại một số khu vực trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là vì lợi ích kinh tế, chứ không hẳn là xung đột về chính trị. Trên thực tế, những nước lớn có tiềm lực kinh tế, quân sự như Mỹ và một số nước phương Tây đang khẳng định sức mạnh trong việc xác lập trật tự thế giới mới có lợi cho họ. Những chuyển động trên thế giới hôm nay cho thấy, thế giới đang phát triển theo xu hương đa cực hoá với nhiều trung tâm lực lượng, vừa kiềm chế nhau, vừa hợp tác, đấu tranh quyết liệt với nhau. Tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm lại tìm thế cân bằng trong xác lập trật tự thế giới mới còn phải kể đến đông đảo các quốc gia non trẻ đang phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển. Bên cạnh việc bảo đảm an ninh để phát triển, một xu hướng mới đang nổi lên hiện nay là xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà còn diễn ra trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là văn hoá thông tin. Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập ấy, thông tin tuyên truyền được coi là vũ khí rất hiệu quả để thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị. Những xu thế trên đây đang dẫn đến sự thay đổi sâu sắc các mối quan hệ quốc tế. Các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược quốc gia của mình cho phù hợp với tình hình mới. Nhiều nước muốn tạo môi trường ổn định hoà bình cần thiết để phát triển kinh tế đất nước, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Trong xu hướng đó, nhiều quốc gia đang phát triển cố gắng vươn lên, thoát khỏi sự cô lập về thông tin, khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Việt Nam một đất nước nhỏ đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế phát triển ấy. Xuất phát từ tình hình thực tiễn ấy, Đảng và Nhà nước VN chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, đẩy mạnh các quan hệ quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Đường lối đối ngoại của VN là nhằm mục tiêu khai thác tốt nhất những nhân tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Theo chủ trương đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Trong chính sách đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước ta xác định: thông tin đối ngoại là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động đối ngoại, nhất là trong bối cảnh VN mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế để phát triển đất nước, Đài TNVN trong đó có cỏc chương trình phát thanh đối ngoại vẫn được Ban bí thư TW Đảng đánh giá là: " một trong những công cụ quan trọng nhất trong công tác thông tin đối ngoại". Trong những năm gần đây, dù phải đứng trước áp lực cạnh tranh thông tin do sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các loại hình báo chí truyền thông khác, với đặc trưng của một Đài phát thanh quốc gia, cỏc buổi phát thanh đối ngoại vẫn là phương tiện thông tin nhanh nhạy nối giữa Việt Nam với thế giới, có diện phủ sóng rộng nhất và có đủ khả năng cần thiết để đưa mọi thông tin đến bạn bè trên thế giới một cách nhanh chóng kịp thời. Đặc biệt từ ngày 1 tháng 9 năm 2006 một số chương trình của phát thanh đối ngoại (VOV6) được đưa lên mạng Internet qua trang báo điện tử của Đài đã “nối dài cánh sóng của Đài TNVN”, vượt qua mọi không gian, thời gian, xoá nhoà ranh giới quốc gia, toả khắp toàn cầu với chất lượng âm thanh chất lượng cao. Giờ đây, mọi thính giả kể cả thính giả ở những nước xa xôi đều có thể nghe và nghe lại được TNVN mà không phụ thuộc vào múi giờ hay thời tiết trên thế giới.
    Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, Đài TNVN nói chung và buổi phát thanh của Ban đối ngoại Đài TNVN nói riêng đó cú những đổi mới theo phong cách hiện đại. Khâu thể hiện mang tính khuôn thước truyền thống trước đây đó được điều chỉnh để mang tính thoại hơn, mang hơi thở cuộc sống hơn, phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển của mình, Đài TNVN đang đứng trên một loạt vấn đề khó khăn phức tạp:
    - Đó là sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới với hàng loạt các sự kiện dồn dập, sự phát triển vượt bậc của nền báo chí thế giới với những kỹ thuật truyền thông hiện đại, khiến một Đài phát thanh mang tính chất quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có quy mô kỹ thuật phát sóng cũ, nhỏ, khó có thể theo kịp với các Đài phát thanh hiện đại mang tính quốc tế khác.
    - Một vấn đề nữa là: Trong thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại đã có bước phát triển vượt bậc, ngoài radio, các loại hình khác như truyền hình, các báo in kỹ thuật cao với hơn 100 tờ báo đối ngoại, đặc biệt có tới 11.000 trang web và 73 báo điện tử Internet với những loại hình đa dạng ngày càng phổ biến hấp dẫn quần chúng, lượng thông tin ngày càng lớn phong phú, nhiều chiều. Do vậy, đối tượng người nghe, người xem có nhiều nguồn thông tin để so sánh phân tích, đối chiếu. Đài truyền hình VN cũng đã lên kênh truyền hình đối ngoại VTV4, đang mở rộng phủ sóng ra nước ngoài. Một số các đài truyền hình địa phương như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã lên các bản tin tiếng Anh, Pháp, Trung quốc phát bằng nhiều phương tiện như đầu kỹ thuật số, hệ thống cáp quang, vệ tinh Do vậy Đài phỏt thanh nếu không cải tiến về nội dung cũng như cách thể hiện thì khó lòng cạnh tranh nổi với các phương tiện thông tin báo chí khác.
    - Bên cạnh đó có cái khó mang tính chủ quan đó là việc thể hiện nội dung thông tin. Trong nhiều năm qua, do cách làm theo kinh nghiệm, theo lối truyền thống không ít cơ quan báo chí, trong đó có lĩnh vực phát thanh phần nhiều chỉ thiên về tuyên truyền, mà ít chú trọng đến khía cạnh thông tin, chưa chú ý nhiều đến đặc điểm, nhu cầu của người nghe, trong khi thế giới hiện đại ngày nay, thói quen nghe Đài đã thay đổi nhiều. Đây cũng là điểm hạn chế đối với phỏt thanh đối ngoại, khi mà người nghe là những thính giả nước ngoài có trình độ cao, đã quen với môi trường thông tin thực dụng và coi trọng tự do thông tin. Cách làm kiểu cũ với lối tuyên truyền một chiều, nội dung dài dòng thiên nhiều về lý luận cả trong tin bài khiến cho thông tin mang tính máy móc, khuông mẫu, áp đặt, do vậy thiếu hấp dẫn người nghe.
    - Một khó khăn thực tế trong phát thanh đó là công tác biên tập xử lý nguồn tin. Do chưa có một bộ phận cung cấp tin riêng, nên cho đến nay các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài TNVN vẫn sử dụng hầu hết tin của Thông tấn xã Việt Nam và một số nguồn trong nước. Tuy nhiên đa số nguồn tin này lại chủ yếu phục vụ, viết cho người trong nước, nờn dùng cho đối ngoại vừa thiếu thông tin lại chưa phù hợp đối với đối tượng người nước ngoài. Đó còn chưa kể đến yếu tố truyền thanh như việc sử dụng tiếng động, âm nhạc như thế nào cho phù hợp với đặc điểm radio hiện đại, phù hợp với hơi thở cuộc sống ngày nay cũng chưa được chú ý sử dụng đúng mức để nâng tầm hiệu quả.
    - Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn đề chính trị - văn hoá - xã hội, nhiệm vụ cho thông tin đối ngoại phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ mới. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia Diễn đàn kinh tế châu Á- Thái Bình Dương APEC và ngày càng có vị trí đáng kể trong phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, do đó đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận, các nhà doanh nghiệp đầu tư quan tâm tới Việt Nam. Cần phải có cải cách thể hiện về nội dung và hình thức tuyền truyền phát thanh đối ngoại phù hợp để tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của họ cả về tinh thần vật chất đối với công cuộc phát triển đất nước.
     
Đang tải...