Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng Nói Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1- Tính cấp thiết của đề tài

    Bước sang thế kỷ 21 chúng ta đang chứng kiến những biến động sâu sắc trên thế giới. Ngày nay, tuy không còn những cuộc chiến tranh lớn hay sự đối đầu gay gắt về ý thức hệ như trước đây, nhưng những mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan với những xu hướng ly khai đó và đang làm bùng nổ chiến tranh, xung đột tại một số khu vực trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là vì lợi ích kinh tế, chứ không hẳn là xung đột về chính trị. Trên thực tế những nước lớn có tiềm lực kinh tế, quân sự như Mỹ và một số nước phương Tây đang khẳng định sức mạnh trong việc xác lập trật tự thế giới mới có lợi cho họ. Những chuyển động trên thế giới hôm nay cho thấy, thế giới đang phát triển theo xu hương đa cực hóa với nhiều trung tâm lực lượng, vừa kiềm chế nhau, vừa hợp tác, đấu tranh quyết liệt với nhau. Tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm lại tâm thế cân bằng trong xác lập trật tự thế giới mới cũng phải

    kể đến đông đảo các quốc gia non trẻ đang phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển. Bên cạnh việc bảo đảm an ninh để phát triển, một xu hướng mới đang nổi lên hiện nay là xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà cũn diễn ra trong cỏc lĩnh vực đời sống xó hội, nhất là văn hoỏ thụng tin. Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập ấy, thụng tin tuyờn truyền được coi là vũ khớ rất hiệu quả để thực hiện cỏc mục tiờu kinh tế, chớnh trị. Những xu thế trên đõy đang dẫn đến sự thay đổi sâu sắc các mối quan hệ quốc tế. Các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược quốc gia của mình cho phù hợp với tình hình mới. Nhiều nước muốn tạo môi trường ổn định hoà bình cần thiết để phát triển kinh tế đất nước, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Trong xu hướng đó, nhiều quốc gia đang phát triển cố gắng vươn lên, thoát khỏi sự cô lập về thông tin, khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Việt Nam một đất nước nhỏ đang phát triển ở khu vực Đông nam Á cũng không nằm ngoài xu thế phát triển ấy. Xuất phát từ tình hình thực tiễn ấy, Đảng và Nhà nước VN chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, đẩy mạnh các quan hệ quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Đường lối đối ngoại của VN là nhằm mục tiêu khai thác tốt nhất những nhõn tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cụng cuộc xõy dựng phỏt triển đất nước theo định hướng XHCN. Theo chủ trương đú, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoỏ, đa dạng hoỏ cỏc quan hệ quốc tế trờn tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả cỏc nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vỡ hoà bỡnh, độc lập và phỏt triển”. Trong chớnh sỏch đối ngoại đú, Đảng và Nhà nước ta xỏc định: thụng tin đối ngoại là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động đối ngoại, nhất là trong bối cảnh VN mở rộng cỏc quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Ngày nay trong công cuộc đổi mới toàn diện, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế để phát triển đất nước, Đài TNVN trong đã có các chương trình phát thanh đối ngoại vẫn được Ban bí thư TW Đảng đánh giá là: " một trong những công cụ quan trọng nhất trong công tác thông tin đối ngoại". Trong những năm gần đây, do phải đứng trước áp lực cạnh tranh thông tin do sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các loại hình bá chí truyền thông khác, với đặc trưng của một Đài phát thanh quốc gia, các buổi phát thanh đối ngoại vẫn là phương tiện thông tin nhanh nhạy nối giữa Việt Nam với thế giới, có diện phủ sóng rộng nhất và có đủ khả năng cần thiết để đưa mọi thông tin đến bạn bè trên thế giới một cách nhanh chóng kịp thời. Đặc biệt từ ngày 1 tháng 9 năm 2006 một số chương trình của phát thanh đối ngoại (VOV6) được đưa lên mạng Internet qua trang báo điện tử của Đài đã “nối dài cánh sóng của Đài TNVN”, vượt qua mọi không gian, thời gian, xóa nhoà ranh giới quốc gia, toả khắp toàn cầu với chất lượng âm thanh chất lượng cao. Giờ đây mọi thính giả kể cả ở những nước xa xôi đều có thể nghe và nghe lại được TNVN mà không phụ thuộc vào múi giờ hay thời tiết trên thế giới.
    Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, Đài TNVN nói chung và buổi phát thanh của Ban đối ngoại Đài TNVN nói riêng đã có những đổi mới theo phong cách hiện đại. Khâu thể hiện mang tính khuôn thước truyền thống trước đây đã được điều chỉnh để mang tính thoại hơn, mang hơi thở cuộc sống hơn, phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển của mình, Đài TNVN đang đứng trên một loạt vấn đề khó khăn phức tạp:
    - Đó là sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới với hàng loạt các sự kiện dồn dập, sự phát triển vượt bậc của nền báo chí thế giới với những kỹ thuật truyền thông hiện đại, khiến một Đài phát thanh mang tính chất quốc gia trong khu vực Đông nam Á có quy mô kỹ thuật phát sóng cũ, nhỏ, khó có thể theo kịp với các Đài phát thanh hiện đại mang tính quốc tế khác.
    - Một vấn đề nữa là: Trong thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại đã có bước phát triển vượt bậc, ngoài radio, các loại hình khác như truyền hình, các báo in kỹ thuật cao với hơn 100 tờ báo đối ngoại, đặc biệt có tới 11.000 trang web và 73 báo điện tử Internet với những loại hình đa dạng ngày càng phổ biến hấp dẫn quần chúng, lượng thông tin ngày càng lớn phong phú, nhiều chiều, do vậy đối tượng người nghe, người xem có nhiều nguồn thông tin để so sánh phân tích, đối chiếu. Đài truyền hình VN cũng đã lên kênh truyền hình đối ngoại VTV4, đang mở rộng phủ sóng ra nước ngoài. Một số các đài truyền hình địa phương như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã lên các bản tin tiếng Anh, Pháp, Trung quốc phát bằng nhiều phương tiện như đầu kỹ thuật số, hệ thống cáp quang, vệ tinh Do vậy Đài phát thanh nếu không cải tiến về nội dung cũng như cách thể hiện thì khó lòng cạnh tranh nổi với các phương tiện thông tin báo chí khác.
    - Bên cạnh đó có cái khó mang tính chủ quan đó là việc thể hiện nội dung thông tin. Trong nhiều năm qua, do cách làm theo kinh nghiệm, theo lối truyền thống không ít cơ quan báo chí, trong đó có lĩnh vực phát thanh phần nhiều chỉ thiên về tuyên truyền, mà ít chú trọng đến khía cạnh thông tin, chưa chú ý nhiều đến đặc điểm, nhu cầu của người nghe, trong khi thế giới hiện đại ngày nay, thói quen nghe Đài đó thay đổi nhiều. Đây cũng là điểm hạn chế đối với phát thanh đối ngoại, khi mà người nghe là những thính giả nước ngoài có trình độ cao, đã quen với môi trường thông tin thực dụng và coi trọng tự do thông tin. Cách làm kiểu cũ với lối tuyên truyền một chiều, nội dung dài dòng thiên nhiều về lý luận cả trong tin bài khiến cho thông tin mang tính máy móc, khuôn mẫu, áp đặt, do vậy thiếu hấp dẫn người nghe.
    - Một khó khăn thực tế trong phát thanh đó là công tác biên tập xử lý nguồn tin. Do chưa có một bộ phận cung cấp tin riêng, nên cho đến nay các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài TNVN vẫn sử dụng hầu hết tin của Thông tấn xã Việt Nam và một số nguồn trong nước. Tuy nhiên đa số nguồn tin này lại chủ yếu phục vụ, viết cho người trong nước, nên dùng cho đối ngoại vừa thiếu thông tin lại chưa phù hợp đối với đối tượng người nước ngoài. Đó còn chưa kể đến yếu tố truyền thanh như việc sử dụng tiếng động, âm nhạc như thế nào cho phù hợp với đặc điểm radio hiện đại, phù hợp với hơi thở cuộc sống ngày nay cũng chưa được chú ý sử dụng đúng mức để nâng tầm hiệu quả.
    - Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn đề chính trị - văn hoá - xã hội, nhiệm vụ cho thông tin đối ngoại phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ mới. Việt Nam đó gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia Diễn đàn kinh tế châu Á- Thái Bình Dương APEC và ngày càng có vị trí đáng kể trong phỏt triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, do đó đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận, các nhà doanh nghiệp đầu tư quan tâm tới Việt Nam. Cần phải có cải cách thể hiện về nội dung và hình thức tuyền truyền phát thanh đối ngoại phù hợp để tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của họ cả về tinh thần vật chất đối với công cuộc phát triển đất nước.
    2- Tình hình nghiên cứu, lịch sử vấn đề
    Ngày 7-9-1945 Đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu phát sóng buổi đầu tiên. Nội dung của buổi phát sóng đó là bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Buổi phát thanh ngày đó ngoài việc phát bằng Tiếng Việt, còn được phát bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Quảng Đông và Quốc tế ngữ (ESPERANTO) - thứ ngữ mà nhiều Quốc gia lúc đó biết. Đó cũng chính là tiền thân của buổi phát thanh ra nước ngoài của Ban đối ngoại Đài TNVN ngày nay.
    Hiện nay phát thanh đối ngoại được phát trên hai hệ chương trình. Hệ VOV6 dành cho thính giả và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát bằng 11 thứ ngữ (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Nga, Đức, Bắc Kinh, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Inđônêxia và chương trình tiếng Việt dành cho đồng bào ở xa tổ quốc. Hệ VOV5 gồm các thứ ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung quốc, Nhật phát trên sóng FM dành cho cộng đồng những người nước ngoài đang sinh sống, học tập và công tác tại Việt Nam. Tổng thời lượng của cả hai chương trình VOV6 và VOV5 là 119 giờ/ngày, trong đó thời lượng của VOV5 là 17 giờ 30 phút/ ngày. Đến nay, hơn 100 quốc gia ở các châu lục đã nghe được Đài TNVN. Đã có 20 trung tâm được thành lập tại nhiều quốc gia trên thế giới để nghe, sử dụng và lấy nguồn thông tin của TNVN.
    Ra đời cách đây hơn 60 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khó khăn, gian khổ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, Đài TNVN trong đã có các chương trình phát ra nước ngoài của Đài đó khẳng định là cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Đảng, là vũ khí sắc bén, lợi hại trên mặt trận tư tưởng chống kẻ thù, đồng thời cũng là chiếc cầu hữu nghị tình cảm giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của họ góp phần vào các cuộc kháng chiến của dân tộc vì độc lập, tự do của tổ quốc - vì công cuộc xây dựng CNXH. Bước sang giai đoạn phát triển hoà bình và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đài TNVN với các chương trình phát thanh đối ngoại đã thực hiện nhiều cải tiến, đổi mới các chương trình phát thanh. Các chương trình phát thanh đã có thêm nhiều tiết mục mới, phong phú hơn, số lượng giờ phát thanh của các chương trình cũng tăng lên đáng kể, cách thể hiện trong một số chương trình phát thanh đối ngoại cũng dần tiến tiếp cận với phát thanh hiện đại, có tiết tấu nhanh hơn, sử dụng âm nhạc nhiều hơn. Tuy nhiên đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của các sự kiện trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát thanh, truyền hình, nhất là sự phát triển báo điện tử Internet với xu hướng đa dạng hoá phương thức truyền tải thông tin đa phương tiện gồm cả báo viết( ký tự chữ viết) , báo hình( hình ảnh, video), báo nói( phát thanh) trên mạng Internet ngày càng phổ biến. Thông tin không chỉ được chuyển tải nhanh chóng trong nước, mà còn vượt biên giới quốc gia ra nước ngoài, nhờ đó thính giả có thêm rất nhiều nguồn thông tin để so sánh đối chiếu, do vậy đặt ra thách thức đối với phát thanh nói chung và phát thanh đối ngoại nói riêng cần phải có những cải tiến đổi mới mạnh mẽ cả trong nội dung và phương thức thể hiện trên sóng, nếu không muốn bị tụt hậu, mất dần thính giả. Một mặt khác do sự thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế, nhu cầu của người nghe, thói quen nghe Đài giờ đây đã khác trước. Trước đây bạn bè quốc tế thường biết đến dân tộc Việt Nam anh hùng dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước. Ngày nay chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, hình ảnh Việt Nam như thế nào vẫn là dấu hỏi với người dân nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có vị trí địa lý xa Việt Nam.
    Một lý do hạn chế khác xuất phát từ chính sự chủ quan của người làm phát thanh trong nước. Từ nhiều năm nay, nhất là trong giai đoạn chiến tranh, chúng ta dồn toàn bộ tâm lực cổ vũ ca ngợi cho chiến thắng, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc Tuy nhiên cách làm phát thanh thời chiến khác với cách làm phát thanh thời bình. Kế tiếp những công việc đó, những người làm phát thanh đối ngoại thường chủ yếu làm theo kinh nghiệm, lớp đi trước dạy cho lớp đi sau, do vậy không tránh khỏi lối mòn, thậm chí vẫn tồn tại cách viết theo kiểu tô hồng một chiều, cho dù hoàn cảnh đã thay đổi. Chúng ta có nhiều lý do để biện minh cho cách làm của mình, nhưng có một thực tế là cách làm theo kiểu thông tin một chiều, chủ yếu ca ngợi thường dễ làm, dễ được chấp nhận bởi nó tránh được sai sót, nhất là sai sót về mặt chính trị Cứ theo suy luận như thế, vô tình chúng ta làm cho các buổi phát thanh tẻ nhạt, thiếu sự phản biện thuyết phục người nghe. Trong bối cảnh thính giả nước ngoài phần nhiều ở các nước phương Tây lại có trình độ cao, quen sống trong môi trường thực dụng thông tin, nếu cứ đưa thông tin một chiều thính giả sẽ khó chấp nhận và do đó thiếu hấp dẫn đối với thính giả. Điều này đòi hỏi những người làm phát thanh đối ngoại cần phải nhận thức tỉnh táo, phải đẩy mạnh cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình phát thanh cả về nội dung và hình thức thể hiện.
    3- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, chương trình phát thanh đối ngoại của Đài TNVN cần phải không ngừng đổi mới, tăng cường cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin cả về nội dung và hình thức. Thông tin phải mang tính chân thực, khách quan hơn nữa. Hình thức thể hiện phải thay đổi phù hợp tâm lý thị hiếu nghe là người nước ngoài với mục tiêu cao nhất: Chất lượng, hiệu quả. Vậy hiệu quả của cỏc chương trình phát thanh đối ngoại phải đạt tới mức nào để thu hút nhiều thính giả nước ngoài và trên thực tế nó đã đạt được ở mức độ nào? Đây là vấn đề đòi hỏi một sự nghiên cứu nghiêm túc, qua đó hy vọng tìm ra một số giải pháp đem lại thành công cho chương trình phát thanh đối ngoại, nhất là trong cuộc chạy đua giữa cung và cầu của phát thanh thế giới ngày một hiện đại. Một vấn đề quan trọng nữa là muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các chương trình phát thanh đối ngoại thì cần phải tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về nhu cầu, tâm lý, sở thích của thính giả để từ đó đáp ứng như cầu thông tin và điều chỉnh và tăng thêm hiệu quả các chương trình phát thanh. Tuy nhiên do hoàn cảnh, cách làm theo kinh nghiệm là chính, nên từ nhiều năm nay, hầu như chưa có đợt khảo sát nghiên cứu nhu cầu thính giả ở nước ngoài một cách toàn diện. Trong lịch sử phát triển, Ban biên tập đối ngoại Đài TNVN cũng có vài đợt nghiên cứu về về thính giả nước ngoài và bà con Việt kiều sống ở nước ngoài, nhưng mới chỉ dừng lại khảo sát ở một số đề tài nghiên cứu trong phạm vi hẹp, đa số thông tin thu thập qua thư thính giả gửi về Đài TNVN theo từng quý, từng từng năm. Ban biên tập đối ngoại cũng đã 2 lần tổ chức cuộc thi “ Bạn biết gì về Việt Nam” để qua đó tìm hiểu phần nào nhu cầu người nghe. Tuy nhiên trên thực tế việc khảo sát thính giả, nhất là thính giả ở nước ngoài là vấn đề khó, bởi đối tượng nghe các chương trình đối ngoại của Đài TNVN ở phạm vi trải rộng ở khắp các châu lục. Hơn nữa mỗi thứ ngữ trong chương trình phát thanh đối ngoại lại có những đối tượng, có khối người nghe khác nhau. Cùng là tiếng Anh nhưng có người nghe tiếng Anh ở Úc, ở Philipin, cũng có người nghe tiếng Anh ở Bắc Mỹ, ở Hà Lan hay ở Đức do vậy mối quan tâm cũng như nhu cầu nghe Đài TNVN ở các nước, các khu vực lãnh thổ là rất khác nhau. Chính vì vậy kết quả khảo sát ý kiến qua các thư, bài viết của thính giả gửi về dù chưa mang tính đại diện cao, nhưng là tư liệu căn cứ vô cùng quý báu để những người làm công tác phát thanh đối ngoại phân tích, đối chiếu với công việc của mình. Cũg có một thực tế là hầu hết những thính giả gửi thư hay tham dự các cuộc thi thường là những thính giả gắn bó và yêu mến Đài TNVN, do vậy những nhận xét đánh giá của họ về nội dung chất lượng các chương trình phát thanh thường mang tính ngoại giao, rất hiếm khi có những nhận xét đánh giá thẳng thừng về nội dung chất lượng, cách thể hiện các chương trình Đây cũng là vấn đề tôi suy nghĩ rất nhiều và dành công sức lục tìm, lựa chọn ý kiến trong số những lá thư thính giả gửi về Ban biên tập đối ngoại từ năm 2001-2005 với mong muốn tìm hiểu nhu cầu thực sự của người nghe. Tôi cho đây là công việc quan trọng và cấp thiết nhất, bởi dù cố gắng viết bài hay, dựng chương trình công phu, kỹ thuật hoàn hảo đến đâu sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi nó đi trệch hướng, không đáp ứng nhu cầu, không hấp dẫn người nghe.
    4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, từ nhiều năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại trên Đài TNVN. Ngày 13/6/1992 Ban Bí thư TW đã ra chỉ thị số 11- CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Về hoạt động của Đài TNVN, Bản chỉ thị 11 nêu rõ: "Đài PTTNVN cần được tăng cường, tăng công suất phát sóng và nghiên cứu hình thức hợp tác để tiếp âm cho một số đối tượng. Nâng cao chất lượng các chương trình phỏt thanh bằng tiếng nước ngoài của Đài và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài"
    Trong buổi tới thăm và làm việc với cán bộ phóng viên Đài TNVN (ngày 3-9-2003) nguyờn Chủ tịch nước Trần Đức Lương phát biểu nêu rõ “ Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới và triển vọng tốt đẹp, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá tiếp tục diễn ra phức tạp. Là tờ báo mới của Đảng và nhà nước, với lợi thế vốn có, làn sóng Đài TNVN phải luôn thể hiện bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp vững vàng, có tính chiến đấu, có sức truyền cảm và thu phục cao, tạo một kênh thông tin đáng tin cậy, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối của Đảng và nhà nước tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè trên thế giới.”
    Như vậy trong nhiều văn kiện lý luận của Đảng, Nhà nước và chính phủ ta đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại để đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Nhìn lại quá trình lịch sử phát triển các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài TNVN qua các thời kỳ cho thấy, phát thanh đối ngoại đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên trong thời đại mới, thời đại phát triển của công nghệ thông tin, của phát thanh hiện đại đã và đang đặt ra thách thức mới cho phát thanh đối ngoại phải vươn lên, cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả của các chương trình phát thanh đối ngoại.
    Để nâng cao chất lượng hiệu quả chất lượng các chương trình phát thanh đối ngoại thì một trong những điều cốt yếu nhất là phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý tiếp nhận thông tin của người nghe, chính vì vậy trong khi nghiên cứu đề tài này, tôi cố gắng sử dụng phương pháp thống kê, điều tra thư thính giả của các chương trình đối ngoại Đài TNVN, nhất là tập trung phân tích về nhu cầu tiếp nhận thông tin từ thính giả qua việc khảo sát thư thính giả trong vòng 5 năm qua, tham khảo các ý kiến của một số cán bộ, chuyên gia đối ngoại từng công tác ở nước ngoài, ý kiến của các chuyên gia tham gia các cuộc hội thảo về công tác thông tin đối ngoại . Trên cơ sở thu thập ý kiến và khảo sát đó để nhìn nhận thực trạng thực tiễn của phát thanh đối ngoại hiện nay, cố gắng phát hiện ra những điều còn tồn tại, những yếu kém cần khắc phục, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu của phát thanh đối ngoại. Trên cơ sở đánh giá đó, tôi cố gắng nêu một số giải pháp trước mắt và lâu dài trên cơ sở thực hiện theo lộ trình bản quy hoạch về chiến lược phát triển của Đài TNVN từ nay đến năm 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
    5- Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    Tôi cũng ý thức được rằng việc tìm ra một mô hình cụ thể mang tính khả thi cũng như việc đề xuất các biện pháp giải pháp thiết thực nhằm cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát thanh đối ngoại là công việc hết sức khó khăn, bởi việc xây dựng, hình thành nên một chương trình hay việc sản xuất một chương trình phát thanh là công sức của cả tập thể với sự quy tụ, chắt lọc đầu tư trí tuệ của nhiều thế hệ mà một cá nhân với góc nhìn còn hạn hẹp khó có thể bao quát hết. Tuy nhiên là người trực tiếp làm việc tại bộ phận Biên tập chung, nơi cung cấp nội dung tin bài cho 11 thứ tiếng nước ngoài và tiếng Việt dành cho đồng bào ở xa tổ quốc từ nhiều năm nay, tôi cũng đúc rút được một số kinh nghiệm nhất định. Với trách nhiệm của bản thân, tôi cũng nhận thức rằng đây là công việc khó khăn, bởi trước đó chưa có ai nghiên cứu một cách đầy đủ mối tương quan ở cả hai phương diện: phương diện những người sản xuất các chương trình phát thanh và phương diện những người nghe các chương trình phát thanh, trong đó quan trọng nhất là nghiên cứu khảo sát qua thư và ý kiến phản hồi của thính giả gửi về Đài TNVN để phân tích tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm tâm lý của người nghe là những người nước ngoài, người Việt Nam sống ở xa tổ quốc xem họ nghĩ gì, có nhu cầu gì từ những thông tin từ trong nước, từ nguồn thông tin đối ngoại phát trên các hệ chương trình VOV6 và VOV5 của Đài TNVN. Một thực tế là trong lịch sử phát triển phát thanh đối ngoại, chưa có cụng trỡnh nghiên cứu tổng thể nào về thực trạng phát thanh đối ngoại, đặc biệt nghiên cứu sâu về công tác đối tượng hoá và đối ngoại hoá các chương trình phát thanh đối ngoại.
    Tôi cho rằng đây là công việc vô cùng quan trọng, bởi suy cho cùng bất kỳ một giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát thanh đều phải xuất xuất phát từ chính nhu cầu của thính giả, đều phải xem xét tới việc cung cấp nội dung thông tin, cách thể hiện chương trình đó đã đúng đối tượng chưa, nhất là đối tượng tiếp nhận thông của các chương trình phát thanh đối ngoại là những người nước ngoài, người Việt Nam ở xa tổ quốc có trình độ tiếp nhận thông tin khác nhau, có nhu cầu, mối quan tâm cùng những đặc điểm tâm lý khác nhau Từ việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý của đối tượng người nghe,thì những người trực tiếp làm chương trình phải làm gì để đáp ứng các nhu cầu đó, hay nói cách khác phải thực hiện đối ngoại hoá trong việc cung cấp nội dung, cải tiến cách làm, thể hiện chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng đối tượng thính giả nước ngoài ở những vùng khác nhau, có như vậy thông tin mới hấp dẫn thính giả và công tác thông tin đối ngoại mới đạt hiệu quả
    6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Trong quá trình học tập tại nhà trường, tôi đã được các Thày, Cô giáo cung cấp những kiến thức lý luận tổng hợp về phát triển, hoạt động của hệ thống thông tấn báo chí ở VN. Đây là những kiến thức vô cùng bổ ích, bởi thông qua đó, tôi hiểu được vị trí của Đài TNVN, trong đó có các chương trình phát thanh đối ngoại đang đứng ở đâu trong hệ thống báo chí truyền thông VN. Đây cũng là gợi ý để tôi hướng sự nghiên cứu vào đề tài này. Trong nghiên cứu được sự khuyến khích, hướng dẫn tận tình của PGS-TS Dương Xuân Sơn, cùng sự khích lệ động viên của lãnh đạo, các đồng nghiệp công tác ở Ban biên tập đối ngoại Đài TNVN, chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu "Nâng cao chất lượng hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài TNVN” nhằm cố gắng đánh giá về thực trạng các chương trình phát thanh đối ngoại hiện nay, tìm ra những điều còn bất cập, chưa hợp lý trong quá trình sản xuất các chương trình phát thanh, những nội dung và cách thể hiện còn chưa phù hợp với nhu cầu tâm lý người nghe. Trên cơ sở những đánh giá đó, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, khuyÕn nghị, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát thanh đối ngoại của Ban biên tập đối ngoại, đồng thời cũng là dịp cung cấp cho lãnh đạo Đài và các cơ quan chức năng có cái nhìn bao quát hơn, nhất là những ý kiến, nhu cầu thực tiễn xuất phát từ cơ sở, để từ đó có những điều chỉnh bổ sung kịp thời, góp phần cải tiến các chương trình phát thanh, làm tốt hơn nữa công tác thông tin đối ngoại trên Đài TNVN, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về tăng cường thông tin đối ngoại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Điều quan trọng là TNVN trong thời gian tới đây phải đủ sức cạnh tranh với các phương tiện thông tin báo chí khác. Đây cũng chính là lý do vì sao tôi chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình. Qua luận văn này trước hết tôi mong muốn hoàn thiện cho mình về lý luận, nghiệp vụ báo chí và từ đó soi vào thực tiễn, phân tích những cái được và chưa được trong quá trình thực hiện các chương trình phát thanh đối ngoại ở Đài TNVN hiện nay.
    Với tinh thần như vậy, tôi xin giới thiệu tên chính thức của luận văn là: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả phỏt thanh đối ngoại của Đài TNVN"
    Bố cục của luận văn, ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương chính:
    Chương I: Một số vấn đề về công tác thông tin đối ngoại
    Chương II: Các chương trình phát thanh đối ngoại Đài TNVN
    Chương III: Định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình phát thanh đối ngoại.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I : Một số vấn đề về công tác thông tin đối ngoại 16

    1.1 Quan hệ đối ngoại và công tác thông tin đối ngoại hiện nay 16
    1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin
    đối ngoại 19
    1.3 Đài TNVN trong công tác thông tin đối ngoại 40
    CHƯƠNG II : Các chương trình phát thanh đối ngoại 44
    2.1 Những chặng đường phát triển cơ bản 44
    2.2 Thực trạng phát thanh đối ngoại 60
    2.3 Kết quả khảo sát thính giả VOV6 và VOV5 89
    CHƯƠNG III: Định hướng và một số giải pháp cơ bản nâng cao
    chất lượng hiệu quả phát thanh đối ngoại
    98
    3.1 Nhiệm vụ và vai trò của phát thanh đối ngoại trong tình hình mới 98
    3.2 Những định hướng cơ bản của phát thanh đối ngoại 99
    3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả phát thanh
    đối ngoại 103
    Một số kiến nghị
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    CHÚ THÍCH
    (138 trang)
     
Đang tải...