Tiểu Luận Nâng cao chất lượng hiệu quả cong tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường thcs tr

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A:LỜI MỞ ĐẦU

    1/ Tính cấp thiết của đề tài:

    Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con nguời, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ,chứ không phải sự nghiệp cá nhân anh hùng nào.Thành công của đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chứcvà phát huy lực lượng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân dưới cờ tất thắng của chủ nghĩa Mac – Lênin " Trong văn kiện đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định " Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hành đầu nhằm nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhânn tài, " vị trí giáo dục là quốc sách hành đầu cũng được tiếp tục khẳng định trongvăn kiện đại họi IX, đại hội X của Đảng .

    Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng với lĩnh vực sản xuất vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của xã hội . Trong thời đại phát triẻn như vũ bảo của cách mạng khoa học công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, gắn liền sự phân công lao động và hợp tác quốc tế ,gắn liền sáng tạo và trao đổi công nghệ mới, tài năng và trí tuệ; năng lực bản lĩnh trong lao động sánh tạo của con người không phải xuất phát một cách ngẫu nhiên tự phát mà phải trải qua một quá trình đào tạo công phu, có hệ hống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất , tach srời sản xuất mà là yếu tố bên trong yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội, không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư thích đáng cho nhân tố con người . Không thể xây dựng được quan hệ xản xuất mới XHCN nếu không được nâng cao trình độ học vấn , trình độ tổ chúc quản lí kinh tế cho cán bộ và nhân dân. Thực tiển chỉ ra rằng không có một quốc gia nào muốn phát triển mà đầu tư ít cho Giáo dục - đào tạo .

    Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.

    Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan. Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ. Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục. Ngành giáo dục muốn hoàn thành vai trò ,nhiệm vụ của mình chính là phải dựa vào sức mạnh của quần chúng "giáo dục là sự nghiệp của nhân dân"(Hồ Chí Minh). Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, để toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Do vậy giáo dục muốn phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng thì công tác vận động quần chúng nhân dân cùng chia sẽ khó khăn của giáo dục, tạo nên một động lực mới phát triển giáo dục, dân vận đã trở thành nhiệm vụ của người quản lí giáo dục "quần chúng là người sáng tạo .quần chúng còn là người sáng tác nữa"(Hồ Chí Minh).Muốn phát huy tiềm lưc khả năng của quần chúng cho giáo dục thì trước hết phải hiểu, phải biết dân vận vì "lực lượng của dân rất to; việc dân vận rất quan trong, dân vận kém thị việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" (Hồ Chí Minh).Vì vậy thực hiện công tác dân vận là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng và rất cấp bách trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...