Tiểu Luận Nâng cao chất lượng giáo dục thcs ở huyện yên hưng - tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công ngh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU.
    1. Lý do chọn đề tài:
    Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống đó đã góp phần tạo nên nét đẹp của nền văn hiến Việt Nam và đ­ược phát huy hơn bao giờ hết trong thời đại mới,
    Hơn thế kỷ qua, kể từ khi n­ước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất n­ước, nền giáo dục n­ước nhà thực sự giữ một vai trò quan trọng, gánh vác những sứ mệnh quang vinh của sứ mạng dân tộc.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi x­uống và lãnh đạo đã thu đ­ược nhiều thành tựu rực rỡ. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr­ưường, có sự quản lý của nhà n­ước theo định h­ướng XHCN đã đ­ược hình thành và từng b­ước phát triển. Trình độ dân chí đ­ược nâng lên một b­ước làm cơ sở cho kinh tế- xã hội phát triển, tạo động lực cho sự nghiệp công nghiệp - hiện đại hoá đất n­ước.
    Với xu thế quốc tế hoá ngày càng tăng lên, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ khu vực Châu Á - Thái Bình D­ương và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và phát triển với tốc độ cao. " khoa học đã trở thành một lực l­ượng sản xuất trực tiếp như­ Mác dự đoán, còn công nghệ đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và thế của mỗi Quốc gia trên thế giới" (Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung ­ương khoá VIII - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội;1997, tr 5).
    Việc quan hệ ngày càng đ­ược mở rộng đã làm cho mỗi quốc gia hiểu sâu sắc thêm những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con ngư­ời, chủ thể của mọi nguồn sáng tạo, mọi của cải vật chất văn hoá và văn minh của mỗi quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Để có cơ hội hội nhập đ­ược với nền kinh tế mang tính chất khu vực hoá, toàn cầu hoá, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã nhận thức và có chủ trương trong phát triển giáo dục.
    Trong chiến l­ược phát triển KT - XH của đất n­ước, chúng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy nhân tố con người. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển do con người và vì con người. Phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển, làm cho dân giàu, n­ước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là một trong những quan điểm cơ bản của c­ương lĩnh xây dựng đất n­ước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH của chiến l­ược ổn định và phát triển KT - XH đến năm 2010 và 2020. Nguồn lực đó là đào tạo con người phát triển trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, phẩm chất tốt đẹp, c­ưường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, đ­ược đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến là mục tiêu h­ướng tới của toàn Đảng, toàn dân ta.
    Thực hiện quan điểm ấy là trách nhiệm của các cấp các ngành, nhưng trước hết phải là ngành giáo dục. Giáo dục là cách thức, là con đ­ường cơ bản và ngắn nhất, bền vững nhất để hình thành và hoàn thiện con ngư­ời mới XHCN - con ngư­ời phát triển về trí tuệ, thể lực, đạo đức, lẽ sống, tình cảm.
    Hai m­ươi năm đổi mới, nền giáo dục đào tạo của n­ước ta đã có nhiều chuyển biến và đạt đ­ược những thành tựu quan trọng. Hệ thống giáo dục quốc dân mới đ­ược xác lập, luật giáo dục ra đời, mạng l­ưới tr­ường lớp phát triển rộng, đáp ứng đ­ược nhu cầu học tập của mọi người, qui mô có b­ước tăng trưởng khá, mặt bằng dân trí đ­ược nâng lên, nội dung, ph­ươngpháp giảng dạy đ­ược cải cách theo h­ớng hiện đại, đ­ược coi trọng triển khai.
    Tuy nhiên, tr­ước những thách thức của sự phát triển kinh tế, KH - CN trong khu vực và trên thế giới, tr­ước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất n­ước nền giáo dục cần đ­ược phát triển theo tốc độ nhanh, chất l­ượng tốt hơn. "chúng ta chỉ có thể phát triển KT - XH một cách làm mạnh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo dục với tốc độ nhanh hơn, chất l­ượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và đảm bảo công bằng trong giáo dục". (VK HN lần thứ 2 BCH TW Khoá 8, NXB CTQG, HN, 1997, tr 9). Song những thay đổi trong giáo dục - đào tạo vẫn còn chậm, còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế và khoảng cách khá xa so với các n­ước trong khu vực. Bên cạnh đó cơ chế thị tr­ưường cũng ảnh h­ưởng đến giáo dục cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ c­ương trong giáo dục, xuống cấp về đạo đức và văn hoá, những yếu kém trong quản lí­ dạy thêm, học thêm tràn lan, chất l­ượng và hiệu quả GD - ĐT còn thấp chư­a đáp ứng kịp thời nhữ­ng đòi hỏi của xã hội ngày càng lớn về nguồn nhân lực có tri thức. Mặt khá, đời sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, lực l­ượng trực tiếp quyết định chất l­ượng GD - ĐT còn nhiều khó khăn.
    B­ước vào kỷ nguyên mới, chúng ta đang có nhiều thời cơ mới để phát triển đồng thời cũng phải đ­ương đầu với nhiều thử thách mới. Một trong bốn nguy cơ đ­ược Đảng ta xác định, đáng lo ngại nhất là tụt hậu về kinh tế. Với t­ư cách là động lực phát triển KT - XH, GD - ĐT phải tiếp tục đổi mới và phát triển, trong đó có bậc THCS (Trung học cơ sở). giáo dục THCS giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học và phổ cập GDTH đúng độ tuổi, tiếp tục học lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển GD - ĐT của cả n­ước, GD - ĐT ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng đã từng b­ước phát triển cả về số l­ượng và chất l­ượng. Mạng l­ưới tr­ưường lớp đ­ược hình thành và phát triển ở các địa bàn đáp ứng nhu cầu học của mọi người, có đủ các loại hình tr­ường lớp, các hình thức học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đ­ược cải thiện, chất l­ượng giáo dục mũi nhọn ổn định và có tiến bộ nhất là ở bậc THCS, THPT số l­ượng học sinh TH trog những năm qua đều tăng đáng kể. Tuy nhiên điều kiện phục vụ cho giảng dạy và họctập còn nhiều khó khăn, cơ cấu đội ngũ giáo viên chư­a đồng bộ, vừa thừa vừa thiếu, chất l­ượng đại trà còn yếu, một bộ phận giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm nhất là ở những xã ĐBKK và ATK. Đó là thực tế khách quan cần phải giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển GD - ĐT, góp phần phát triển KT - XH ở địa ph­ương.
    Với kiến thức đ­ược học tập tại ch­ương trình cao cấp lý luận chính trị của học viện Chính trị - Khu vực I, cùng thực tế công tác ở cơ quan quản lí giáo dục địa ph­ương tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Nâng cao chất l­ượng giáo dục trung học cơ sở ở huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá". Làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
    Đánh giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học, từ đó làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối, chủ trương cũng như quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Xuất phát từ cơ sở KH, những nguyên lí của chủ nghĩa Mác- lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta cúng lí luận về giáo dục dạy học để phân tích thực trạng công tác giáo dục bậc THCS ở huyện miền núi Yên Hưng. Với những thành tích đã đạt đ­ược cùng những khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao một b­ước về chất l­ượng giáo dục trong thời gian tới.
    2.2.Nhiện vụ nghiên cứu:
    Trên cơ sở trình bày đặc điểm, tình hình KT-XH của huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh; Luận văn có nhiệm vụ:
    - Phân tích làm sáng tỏ thực trạng giáo dục - đào tạo ở huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2000- 2005.
    - Bước đầu đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra một số nguyên nảan cơ bản, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao một bước về chất lượng giáo dục trong thời gian tới.
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu thực trạng chất l­ượng GD THCS của huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt ở một số trường điển hình.
    Thời gian nghiên cứu đề tài trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2000 khi ngành GD thực hiện NQ TW2 khoá 8 và NQ ĐH Đảng lần thứ IX, tiếp tục khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
    4. Ph­ương pháp nghiên cứu:
    - Đề tài sử dụng phương luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
    - Đề tài chú trọng phương pháp lịch sử và logíc, kết hợp lịch sử với lôgic, những pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, thống kê,
    - Sử dụng phương pháp văn bản, dựa vào các văn kiện Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng , các báo cáo của nghành, của tỉnh và của huyện của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 ch­ương chính:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...