Tiểu Luận Nâng cao chất lượng giảng dạy & học tập môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở tỉnh A- Thực trạng và giải

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
    Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử gần đúng như đã từng tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích và chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đảng và Nhà nước luôn cho rằng bộ môn Lịch sử giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người. Thông qua quá trình tiếp thu những tri thức lịch sử, học sinh có khả năng hình dung lại những chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại; có tác dụng động viên, hướng dẫn, điểu chỉnh mạnh mẽ những suy nghĩ, hành động của mỗi con người. Thông qua việc dạy học lịch sử có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc . Để qua đó các em có thể tự hoàn thiện nhân cách và nhận thức nghĩa vụ của mình đối với đất nước, đối với xã hội.
    Trong thời gian qua, ngành giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Tuy nhiên, dựa vào kết quả dạy học bộ môn Lịch sử, xã hội vẫn chưa hài lòng. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã xuất hiện những hiện tượng có tính báo động khi kết quả học tập cũng như các kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp PTTH hoặc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có những con số đáng buồn. Lý do nằm ở sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, phương pháp học thụ động .
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu, khảo sát, phân tích tìm ra nguyên nhân để có cái nhìn toàn diện về thực trạng giáo dục nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng đổi mới. Đây chính là lý do khiến tập thể giáo viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương (Nay là Trường Đại học Thủ Dầu Một) tiến hành nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH A-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS, giúp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan kết quả dạy - học bộ môn Lịch sử ở các trường THCS trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, tìm ra các giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử trong toàn tỉnh.
    2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    - Khảo sát, phát hiện, phục dựng có hệ thống và cơ bản thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh;
    - Đề xuất các biện pháp có tính chất đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trong Tỉnh;
    - Điều chỉnh nội dung đào tạo sinh viên chuyên ngành Sử của Trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

    3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    Đây là đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi địa phương về vấn đề giáo dục. Số lượng công trình nghiên cứu phục vụ cho riêng việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS là rất ít. Đây là những khó khăn của đề tài nghiên cứu trong kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan. Tài liệu tham khảo:
    1. Những sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Lịch sử bậc THCS của tác giả Kim Hồng - Ninh Thuận.
    2. Tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trung học (cấp 2 và cấp 3) thành phố Hồ Chí Minh tác giả Lê Vinh Quốc – Liên Hiệp các Hội khoa học & kĩ thuật Tp. HCM, 1995.
    3. Vai trò người Giáo viên lịch sử trong việc giáo dục con người phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của tác giả Nguyễn Thị Côi năm 1996.
    4. Đổi mới việc dạy học môn Lịch sử - một yêu cầu bức thiết của tác giả Quân Hồng – Báo Sài Gòn giải phóng ngày 28 tháng 4 năm 1999
    5. Kỷ yếu hội thảo khoa học Thực trạng – giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy – học do Viện NC Giáo dục, Khoa Lịch sử Trường ĐHSP TPHCM, năm 2005. Kỷ yếu có 25 bản báo cáo chia là 3 mảng lớn.
    6. Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường Phổ thông. Nguyên nhân và giải pháp. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Trường ĐH KHXH & NV (ĐH QG Tp. HCM và Trường ĐH Hồng Bàng tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2008 tại Tp. Hồ Chí Minh.
    7. Bài viết của GS.TS. Ngô Văn Lệ trên tạp chí Hà Nội ngàn năm.
     
Đang tải...