Tiến Sĩ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng theo chuẩn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quan niệm dạy học mới, người thầy vừa là đạo diễn, vừa là trọng tài,
    người huấn luyện, người tổ chức, hướng dẫn và tạo môi trường hợp tác, tương tác cho
    học sinh. Mức độ đáp ứng của người thầy đối với các công việc đó là vô cùng quan
    trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Nghiên cứu để phát triển người thầy nói riêng
    và chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, là một chức năng của khoa học giáo dục.
    Những vấn đề lý luận đang đặt ra ở trên; hiện nay, trước những yêu cầu mới nó
    đang trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể là:
    Nghị quyết Trung ương II [khóa VIII] của BCH TW Đảng nêu 4 giải pháp cơ
    bản về xây dựng đội ngũ giáo viên phải tập trung thực hiện để phát triển giáo dục -
    đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH: 1/Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các
    trường sư phạm, trong đó có các trường sư phạm trọng điểm; 2/ Thực hiện chế độ thu
    hút nhân tài vào ngành sư phạm; 3/ Bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hóa và nâng cao
    phẩm chất, năng lực cho đội ngũ; 4/ Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và tôn
    vinh nghề dạy học. Những quan điểm đó tiếp tục được khẳng định lại tại Nghị quyết
    TW 6 (lần II, khóa IX và chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung
    ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
    dục cũng chỉ rõ “ Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
    theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc
    biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm
    nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của
    sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
    Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết chúng ta cần phải
    nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn
    tốt, có đạo đức và lối sống lành mạnh trong sáng và mẫu mực, có phẩm chất
    chính trị vững vàng. Trong giai đoạn hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
    đang triển khai đồng bộ việc thay sách giáo khoa THCS trên cả nước, với nội
    dung phong phú và đa dạng hơn trước, kiến thức được cập nhật, có nhiều góc độ
    sát với thực tế hơn như các kênh hình, các vấn đề về thực hành và thí nghiệm,
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    thực nghiệm và trải nghiệm được thể hiện trong sách giáo khoa và các tài liệu
    đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy người giáo viên cần có phương pháp dạy
    học phù hợp nhằm phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, đổi mới
    phương pháp kiểm tra đánh giá khả năng và năng lực của học sinh theo hướng
    tích cực và chủ động bám sát các mục tiêu, nội dung của các hoạt động giáo dục
    trong từng chương, từng bài.
    Sứ mệnh của Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn
    nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền
    văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển GD & ĐT cùng với phát triển khoa học và
    công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD & ĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới
    căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng
    theo yêu cầu Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,
    phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội
    học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời (trích Cương
    lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng toàn
    quốc lần thứ XI).
    Theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học tại Thông tư số
    30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng dẫn của Bộ GD & ĐT Ban hành, Quy
    định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông,
    Thông tư này bao gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí [13]:
    - Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây
    dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
    - Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
    trung học.
    - xuất thực
    giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã xác định mục tiêu phát
    triển của thành phố đến năm 2020 là “Xây dựng Hải Phòng trở thành một thành phố
    Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính thông ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    thủy sản ở miền bắc, có kinh tế, văn hoá GD-ĐT, KH-CN, cơ sở hạ tầng phát triển,
    quốc phòng - an ninh vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Trên cơ
    sở các định hướng kinh tế - xã hội Hải Phòng đã xây dựng quy hoạch phát triển GD-
    ĐT của thành phố nhằm dự báo phát triển giáo dục, đề xuất những định hướng đổi
    mới giáo dục đào tạo từ mạng lưới trường học, các điều kiện phát triển giáo dục như
    đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính
    cùng với các giải pháp và chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục đưa giáo dục
    Hải Phòng xứng tầm với đô thị loại 1 cấp quốc gia.
    Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch phục vụ công tác quy
    hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên, làm cơ sở để xây dựng, phát
    triển chương trình đào tạo giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ
    sở, là một trong những nội dung cơ bản để công tác giáo dục và Đào tạo quận Dương
    Kinh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
    tuy đã đạt 100% chuẩn hoá về trình độ đào tạo song đối chiếu với qui định chuẩn
    nghề nghiệp của giáo viên THCS và THPT thì mới đạt được những kết quả nhất định.
    Với những lí do đã nói ở trên, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng đội ngũ
    giáo viên trung học cơ sở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng theo chuẩn
    nghề nghiệp" làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục với mong
    muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
    viên trung học cơ sở của quận Dương Kinh nói riêng thành phố Hải Phòng nói chung.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên và
    thực tiễn chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn quận Dương
    Kinh tiến hành đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung
    học cơ sở theo chuẩn về nghề nghiệp trong thời kỳ mới nhằm nâng cao chất lượng
    giáo dục ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
    3. Khách thể đối tượng nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường
    THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn quận
    Dương Kinh thành phố Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp.
    4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và
    giáo viên trung học cơ sở nói riêng.
    Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận
    Dương Kinh giai đoạn 2009 - 2014.
    Địa bàn nghiên cứu 06 trường trung học cơ sở của quận Dương Kinh thành
    phố Hải Phòng.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu thực hiện nghiêm ngặt việc bồi dưỡng giáo viên theo những biện pháp
    được trình bày trong luận văn này thì chất lượng đội ngũ giáo viên THCS quận
    Dương Kinh sẽ đạt chuẩn nghề nghiệp, điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo
    dục, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của quận và thành phố.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận về phát
    triển chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn về nghề nghiệp.
    6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lương đội ngũ GV và thực trạng chất
    lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận Dương Kinh từ năm 2009 đến 2014.
    6.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên trung
    học cơ sở theo chuẩn về nghề nghiệp quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng từ năm
    2012 đến năm 2020.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về phát triển
    đội ngũ nhà .
    Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận, các văn bản, xây
    dựng cơ sở lý luận của đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Bằng phiếu hỏi dành cho
    tác
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    , để tìm hiểu thực trạng quản lý tổ chuyên môn, công
    tác nghiệp của Hiệu trưởng các trường THCS.
    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo
    viên và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, các sản phẩm hoạt động quản lý giáo
    viên của Hiệu trưởng.
    7.2.2. Phương pháp chuyên gia
    Lấy ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, có kinh nghiệm về
    việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng
    trường THCS.
    7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
    7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần
    nghiên cứu như: Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính xác suất, độ lệch
    chuẩn, xếp thứ bậc, công thức tính các hệ số tương quan. Phương pháp xử lý số
    liệu bằng SPSS 16.0.
    7.3.2. Phương pháp dự báo giáo dục
    học phát triển dục
    các .
    7.3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    8. Cấu trúc luận văn
    Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm
    có 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
    Trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp.
    - Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cộng tác bồi dưỡng
    đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp ở quận Dương Kinh thành
    phố Hải Phòng.
    - Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4
    5. Giả thuyết khoa học . 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
    CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 6
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
    1.1.1. Trên thế giới 6
    1.1.2. Việt Nam . 7
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 11
    1.3. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp thông
    qua bồi dưỡng 18
    1.4
    giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 27
    1.4.1. Biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS
    theo Chuẩn nghề nghiệp 27
    1.4.2. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng . 28
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo
    Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS 30
    1.5.1. Các yếu tố chủ quan 30
    1.5.2. Các yếu tố khách quan . 31
    Tiểu kết chương 1 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
    THCS QUẬN DƯƠNG KINH, TP. HẢI PHÒNG . 35
    2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo quận Dương
    Kinh thành phố Hải Phòng 35
    2.1.1. Đặc điểm địa lý và phát triển kinh tế - xã hội . 35
    2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo 35
    2.1.3. Quy mô giáo dục THCS 36
    2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS quận Dương Kinh . 42
    2.1.5. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS quận Dương Kinh . 43
    2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn
    nghề nghiệp trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng . 44
    . 44
    đạt
    Chuẩn nghề nghiệp 45
    2.2.3. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên đạt Chuẩn
    nghề nghiệp 51
    2.2.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên đạt
    Chuẩn nghề nghiệp 52
    2.2.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp53
    theo Chuẩn nghề nghiệp 54
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2.3. Thực trạng các biện pháp quản lí bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp cho
    giáo viên trung học cơ sở . 56
    2.3.1. Thực trạng thực hiện các biện pháp nói chung về quản lý bồi dưỡng
    Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở . 56
    c cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp. . 58
    Dương Kinh thành phố Hải Phòng 66
    2.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo
    viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp 67
    2 69
    Chương 3.
    GIÁO VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 70
    3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 70
    3.1.1. Định hướng 70
    3.1.2. Nguyên tắc đề xuất 71
    . 73
    nghĩa vai trò của việc nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dưỡng GV
    THCS theo Chuẩn nghề nghiệp 74
    . 76
    3.3.3. Biện pháp 3:
    , đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi dưỡng GV
    THCS theo Chuẩn nghề nghiệp . 78
    3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựn
    80
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3.3.5. Biện pháp 5 Tăng cường quản lý các điều kiện về phương tiện, cơ
    GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp 85
    3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động tự đào tạo, tự bồi
    dưỡng của mỗi thành viên trong đội ngũ . 87
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 89
    của các biện pháp
    được đề xuất . 90
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 93
    1. Kết luận 93
    2. Khuyến nghị 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...