Luận Văn Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh (thực tiễn tỉnh Hải Dư­ơng) 200 t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh [Luận văn Tiến sỹ 200 trang]

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà n­ước (HCNN) là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức mới, đội ngũ công chức HCNN là những người trực tiếp phục vụ chế độ, đại diện cho Đảng và Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách thì đội ngũ công chức HCNN là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của đất nước càng cần được quan tâm.

    Bước vào thời kỳ đổi mới, kể từ khi có Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) và sự phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nước ta nói chung, đội ngũ công chức HCNN nói riêng càng trở nên bức thiết. Những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ công chức HCNN ở nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ công chức HCNN đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về đội ngũ công chức HCNN và chất lượng đội ngũ công chức HCNN sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở giúp cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ hoạch định chiến lược xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ công chức HCNN có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nư­ớc trong giai đoạn hiện nay và cho những năm tới.

    Thực tế cho thấy, đội ngũ công chức HCNN hiện nay chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Điều đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do những bất cập trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo đội ngũ công chức HCNN. Nằm trong thực tế chung của đất nước, tỉnh Hải Dương không tránh khỏi những bất cập trong xây dựng, sử dụng đội ngũ công chức HCNN. Cụ thể là tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, chưa hợp lý ngành nghề, chất lượng công chức của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; cơ sở vật chất phục vụ cho đội ngũ công chức HCNN còn hạn chế; cộng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức HCNN chưa gắn với việc sử dụng, đồng thời chư­a có chính sách thoả đáng để thu hút công chức có trình độ cao về tỉnh công tác .vẫn còn xảy ra. Đó chính là nguyên nhân chủ quan thuộc về tỉnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN ở tỉnh Hải Dương.

    Với diện tích 1.648,4 km2, dân số 1.711.364 người (tính đến 31/12/2006), Hải Dương là một tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Khi nền KTTT phát triển nhanh, mạnh cả về tính chất, quy mô và tốc độ thì Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vững chắc. Trong những năm gần đây, Hải Dương đã có sự thu hút vốn đầu tư mạnh và có mức tăng trưởng kinh tế cao, năm 2006 thu ngân sách là 2.450 tỷ đồng. Vì vậy, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN.

    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài:"Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dư­ơng" làm đề tài nghiên cứu của Luận án. Đề tài này tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lư­ợng đội ngũ công chức HCNN, đáp ứng và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và Việt Nam hiện nay. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học đã được học trong nhà trư­ờng với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân trong những năm qua.

    2. Các công trình nghiên cứu có liên quan

    Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đội ngũ công chức HCNN ở nước ta như: “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước đến năm 2000”, đề tài khoa học cấp Bộ do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) thực hiện năm 1997; “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức” đề tài cấp Bộ do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thực hiện năm 1998 .; “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đề tài cấp Nhà nước KHXH.05-03, nằm trong chương trình KHXH.05 do GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm [44]. Trong đó đề tài “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

    Tác giả Tô Tử Hạ cũng có nhiều công trình nghiên cứu về công chức HCNN và đã được sử dụng để giảng dạy cho đội ngũ công chức HCNN hiện nay. Qua một số công trình nghiên cứu, tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và làm rõ khái niệm cán bộ, công chức nhà nước; vai trò của cán bộ công chức trong việc xây dựng nền hành chính quốc gia và định hư­ớng trong xây dựng đội ngũ công chức HCNN như: Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước; Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước .

    Cùng nghiên cứu về công chức, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có Báo cáo tổng hợp đề tài: "Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Đề tài này đã tập trung nghiên cứu về hiệu lực quản lý HCNN, trong đó đã đặt công chức HCNN trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý HCNN. Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Nguyễn Bắc Son đã phân tích đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức QLNN và đư­a ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN, đáp ứng thời kỳ công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.

    Được sự hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu, trong khuôn khổ dự án ASIAN-LINK (mã số ASI/B7-301/98/679-042), trư­ờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã phối hợp với trường Đại học Tổng hợp Mardrid (Tây Ban Nha) tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng công chức quản lý cấp tỉnh ở Việt Nam để xác lập chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý công chức cho đội ngũ công chức cấp tỉnh. Kết quả điều tra, đánh giá đ­ược công bố tháng 7-2004 đã nêu rõ những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý công và quản lý kinh tế. Báo cáo nêu lên một trong những thiếu hụt lớn nhất hiện nay của đội ngũ công chức cấp tỉnh là sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý trong nền KTTT, đó là sự thiếu hiểu biết về kiến thức quản lý hành chính công. Báo cáo đề xuất cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý hành chính công cho đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh đặc biệt là đội ngũ công chức quản lý.

    Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhất định trong
    việc hoạch định chủ trương, chính sách, tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức HCNN ở nước ta. Từ các nghiên cứu trên cho thấy:
    - Các công trình nghiên cứu về công chức HCNN và chất lượng công chức HCNN thường nghiêng về cách tiếp cận theo từ nền HCNN, dựa trên quan điểm của quản lý HCNN; ít hoặc không thấy công trình tiếp cận theo hướng khoa học về quản trị nguồn nhân lực. Do đó trong luận án này, tác giả nghiên cứu, đánh giá chất lượng công chức HCNN và đưa ra các giải pháp trên cơ sở của khoa học quản trị nguồn nhân lực.
    - Các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm cán bộ, công chức; công chức hành chính, viên chức .và thường tập trung phân tích đánh giá về công chức nhà nước nói chung ít đi sâu vào một nhóm công chức hoặc công chức HCNN ở một tỉnh cụ thể.
    - Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu, hoặc chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi khá rộng (toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ công chức HCNN nói chung ); hoặc chỉ nghiên cứu một số khâu của công tác xây dựng đội ngũ công chức HCNN. Đến nay, ở Hải Dương chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh. Do vậy, cần có đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN ở tỉnh Hải Dương, hứa hẹn khả năng áp dụng cụ thể, hiệu quả cho địa phương trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh.

    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

    3.1. Mục tiêu
    Làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương; Phân tích thực trạng chất l­ượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh, tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

    3.2. Nhiệm vụ

    Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ đi sâu giải quyết những nhiệm vụ sau:
    - Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm mới về công chức HCNN, chất lượng công chức HCNN.
    - Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng chất lư­ợng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương, qua đó thấy được những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương.
    Nội dung nghiên cứu của luận án:
    - Những vấn đề cơ bản về công chức HCNN và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN.
    - Phân tích thực trạng chất lư­ợng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải D­ương.
    - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất l­ượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương.

    4. Đối t­ượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tư­ợng nghiên cứu
    Công chức HCNN (những nội dung về chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan QLNN) từ tỉnh đến huyện trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những vấn đề có liên quan như: tiêu chuẩn, việc đánh giá công chức cùng những nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ công chức HCNN.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương từ năm 2000-2006.
    - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
    5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
    5.1. Phư­ơng pháp nghiên cứu
    Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trước, các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp:
    + Phương pháp điều tra, thống kê.
    + Phương pháp so sánh.
    + Phương pháp phân tích hệ thống.
    + Phương pháp điều tra xã hội học .
    5.2. Nguồn số liệu
    - Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo của các sở, ngành; huyện, thành phố của tỉnh Hải D­ương và Bộ Nội vụ.
    - Số liệu sơ cấp: Thông tin và số liệu thu đ­ược qua điều tra bằng bảng hỏi tại 6 sở, 5 huyện, thành phố và 5 phường. Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành; huyện, thành phố, phường; các tổ chức và công dân.
    6. Đóng góp khoa học của Luận án
    - Góp phần vào hệ thống hoá lý luận về đội ngũ công chức, công chức HCNN và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN; hệ thống hoá và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức HCNN; làm rõ những đặc điểm của đội ngũ công chức HCNN và điều kiện khách quan của việc xây dựng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới.
    - Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, rút ra những mặt mạnh; những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, làm tiền đề để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    - Làm rõ và đưa ra quan điểm, phư­ơng pháp tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương thời kỳ mới.
    7. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 ch­ương.
    Ch­ương 1: Những vấn đề cơ bản về công chức hành chính nhà nước và nâng cao chất lư­ợng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

    Ch­ương 2:
    Phân tích thực trạng chất lư­ợng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải D­ương.

    Ch­ương 3: Một số giải pháp
    nâng cao chất l­ượng đội ngũ công chức hành chính nhà n­ước tỉnh Hải Dương.

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 603"]
    [TR]
    [TD]Lời cảm ơn .[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục .[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt .[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các bảng số liệu .[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các biểu đồ và hình vẽ[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD] 1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và phân loại công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2. Chất lượng, các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hành chính nhà nước .[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
    1.5. Kinh nghiệm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]37

    47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG[/TD]
    [TD]59[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Sự hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương[/TD]
    [TD]59[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương .[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG[/TD]
    [TD]90

    103[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2015[/TD]
    [TD]103[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số giải pháp nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương[/TD]
    [TD]108[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Nâng cao tinh thần và đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]150[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN .
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC BIỂU SỐ LIỆU
    [TABLE="width: 599"]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.1[/TD]
    [TD]Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.2[/TD]
    [TD]Số lượng công chức hành chính nhà nước từ năm 2000-2006[/TD]
    [TD]65[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.3[/TD]
    [TD]Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương (2000-2006) .[/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.4[/TD]
    [TD]Cơ cấu ngạch công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương (2000-2006) .[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.5[/TD]
    [TD]Kết quả đánh giá công chức hành chính nhà nước đang công tác ở cấp tỉnh năm 2006 .[/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.6[/TD]
    [TD]Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện năm 2006[/TD]
    [TD]73[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.7[/TD]
    [TD]Kết quả đánh giá công chức hành chính nhà nước đang công tác ở cấp huyện năm 2006 .[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.8[/TD]
    [TD]Trình độ lý luận chính trị đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006 .[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.9[/TD]
    [TD]Trình độ quản lý nhà nước đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.10[/TD]
    [TD]Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.11[/TD]
    [TD]Những kỹ năng cần được đào tạo đối với công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.12[/TD]
    [TD]Tầm quan trọng của các kỹ năng[/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.13[/TD]
    [TD]Chất lượng công chức hành chính nhà nước phân theo độ tuổi - trình độ đào tạo[/TD]
    [TD]80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.14[/TD]
    [TD]Tổng hợp cơ cấu công chức hành chính nhà nước về thâm niên công tác (tính từ khi chính thức vào biên chế)[/TD]
    [TD]82[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.15[/TD]
    [TD]Kết quả điều tra cán bộ, công chức cấp xã đối với công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.16[/TD]
    [TD]Kết quả điều tra các tổ chức và công dân đối với công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.17[/TD]
    [TD]Kết quả điều tra mức độ nhận thức và sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc trong tương lai[/TD]
    [TD]89[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.18[/TD]
    [TD]Số lượng công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương tăng giảm từ năm 2000-2006[/TD]
    [TD]95[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 2.19[/TD]
    [TD]Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương từ năm 2000-2006 (đã tốt nghiêp và chưa tốt nghiệp) .[/TD]
    [TD]99[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu số 3.1[/TD]
    [TD]Dự kiến nhu cầu công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2015 .[/TD]
    [TD]118[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
    [TABLE="width: 603"]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.1[/TD]
    [TD]I. Các biểu đồ
    Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.2[/TD]
    [TD]Diễn biến số lượng công chức hành chính nhà nước từ năm 2000-2006 .[/TD]
    [TD]65[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]II. Các hình vẽ[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.1[/TD]
    [TD]Phân loại công chức[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.2[/TD]
    [TD]Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1.3
    Hình 2.1[/TD]
    [TD]Mô hình James Heskett - Earl Sasser
    Những bất cập trong sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước .[/TD]
    [TD]45

    98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.1[/TD]
    [TD]Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước[/TD]
    [TD]128[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.2[/TD]
    [TD]Mục đích của khoá đào tạo, bồi dưỡng .[/TD]
    [TD]137[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.3[/TD]
    [TD]Phương pháp đào tạo cùng tham gia (Trao đổi - Workshop)[/TD]
    [TD]138[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.4[/TD]
    [TD]Mô hình đào tạo Jonh Eaton - Roy Jonhson .[/TD]
    [TD]139[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    PHỤ LỤC
    I. Tổng hợp kết quả điều tra
    Địa điểm điều tra:
    - Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Lao động Thương binh & Xã hội
    - UBND huyện, thành phố: Cẩm Giàng, Kim Thành, Hải Dương.
    - Uỷ ban nhân dân phường: Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Phạm Ngũ Lão, Bình Hàn, Quang Trung.
    - Bộ phận một cửa liên thông Sở Kế hoạch & Đầu tư, Bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương

    [TABLE="width: 603"]
    [TR]
    [TD]Đơn vị[/TD]
    [TD]Số phiếu phát ra[/TD]
    [TD]Số phiếu thu về[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sở Nội vụ[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sở Kế hoạch & Đầu tư[/TD]
    [TD]49[/TD]
    [TD]49[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sở Lao động Thương binh & Xã hội[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND thành phố Hải Dương[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND huyện Kim Thành[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND huyện Cẩm Giàng[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND phường Trần Phú[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND phường Lê Thanh Nghị[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND phường Phạm Ngũ Lão[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND phường Bình Hàn[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND phường Quang Trung[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bộ phận 1 cửa liên thông Sở KHĐT[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bộ phận 1 cửa UBND thành phố Hải Dương[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Đối tượng điều tra: Công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các tổ chức và công dân.

    [TABLE="width: 596"]
    [TR]
    [TD]STT[/TD]
    [TD]Chức danh[/TD]
    [TD]Sợng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thành phố[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Phó giám đốc sở, Phó chủ tịch UBND huyện, thành phố[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Trưởng phòng sở, Trưởng phòng huyện, thành phố[/TD]
    [TD]58[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Phó phòng sở, phó phòng huyện, thành phố[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD]Chuyên viên[/TD]
    [TD]209[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6[/TD]
    [TD]Chủ tịch UBND phường[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7[/TD]
    [TD]Phó chủ tịch UBND phường[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8[/TD]
    [TD]Cán bộ, công chức phường[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9[/TD]
    [TD]Các tổ chức (doanh nghiệp)[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10[/TD]
    [TD]Công dân[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    II. Phiếu điều tra
    Mẫu 1: Phiếu điều tra đối với công chức hành chính nhà nước đang công tác ở cấp tỉnh năm 2006
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Ý kiến[/TD]
    [TD]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Tự đánh giá của đội ngũ công chức hiện nay[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Đáp ứng được yêu cầu việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Công tác quản lý, sử dụng công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Quản lý, sử dụng tốt[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Quản lý, sử dụng chưa tốt[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Làm đúng chuyên môn[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không làm đúng chuyên môn[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Mức độ bằng lòng với công việc đang làm[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Bằng lòng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa bằng lòng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD]Thu nhập của công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Hài lòng với thu nhập hiện tại[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa hài lòng với thu nhập hiện tại[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6[/TD]
    [TD]Nguyện vọng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Có nguyện vọng làm:[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Làm đúng với chuyên môn đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Muốn nâng cao thu nhập (doanh nghiệp)[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Muốn được bồi dưỡng kiến thức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Điều tra tại: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Lao động thương binh & Xã hội (phiếu phát ra 121 phiếu - phiếu thu về 121 phiếu)

    Mẫu 2: Phiếu điều tra đối với công chức hành chính nhà nước đang công tác ở cấp huyện năm 2006
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Ý kiến[/TD]
    [TD]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Tự đánh giá của đội ngũ công chức hiện nay[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Đáp ứng được yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Làm đúng chuyên môn[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không làm đúng chuyên môn[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Mức độ bằng lòng với công việc đang làm[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Bằng lòng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa bằng lòng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Thu nhập của công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Hài lòng với thu nhập hiện tại[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa hài lòng với thu nhập hiện tại[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD]Nguyện vọng[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Có nguyện vọng làm:[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Làm đúng với chuyên môn đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Muốn nâng cao thu nhập (doanh nghiệp)[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]+ Muốn được bồi dưỡng kiến thức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Điều tra tại: Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành, Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Giàng (phiếu phát ra 150 phiếu - thu về 145 phiếu)
    Mẫu 3: Phiếu điều tra cán bộ, công chức cấp xã đối với công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006
    [TABLE="width: 596"]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Ý kiến[/TD]
    [TD]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Đáp ứng yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa đáp ứng yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Nguyên nhân[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Do trình độ năng lực yếu kém[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Do ý thức, đạo đức trong công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Nguyên nhân khác[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Thái độ làm việc của đội ngũ công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Lịch sự, nhiệt tình, đúng mực[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Cửa quyền, hách dịch[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Kiến nghị [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức công chức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Bồi dưỡng thêm kiến thức cho đội ngũ công chức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Điều tra tại 5 phường thuộc thành phố Hải Dương, Uỷ ban nhân dân phường: Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Phạm Ngũ Lão, Bình Hàn, Quang Trung (phiếu phát ra 100 phiếu, thu về 92 phiếu)

    Mẫu 4: Phiếu điều tra các tổ chức và công dân đối với công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006
    [TABLE="width: 603"]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Ý kiến[/TD]
    [TD]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Đáp ứng yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Chưa đáp ứng yêu cầu công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không có ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Nguyên nhân[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Do trình độ năng lực yếu kém[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Do ý thức, đạo đức trong công việc[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Nguyên nhân khác[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Thái độ làm việc của đội ngũ công chức HCNN[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Lịch sự, nhiệt tình, đúng mực[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Cửa quyền, hách dịch[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Không ý kiến[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Kiến nghị [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức công chức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Bồi dưỡng thêm kiến thức cho đội ngũ công chức[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Điều tra tại Bộ phận một cửa liên thông Sở Kế hoạch & Đầu tư và bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương (phiếu phát ra 90 phiếu, thu về 90 phiếu - các tổ chức 20 phiếu, công dân 70 phiếu)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...