Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ủy ban nhân dân thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ix
    MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 4
    5. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
    CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN . 6
    1.1. Những nhận thức cơ bản về cán bộ, công chức . 6
    1.1.1. Khái niệm về đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện . 6
    1.1.2. Vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan hành
    chính cấp huyện . 9
    1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính 10
    1.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính 10
    1.2.2. Hệ thống tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành
    chính cấp huyện . 11
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức hành chính
    cấp huyện 18
    1.3. Kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứ
    . 21
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 21
    1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước . 23
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.3. Bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương
    trong nước đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy
    ban nhân dân cấp huyện 25
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 26
    2.2.2. Địa bàn nghiên cứu . 27
    2.2.3. Đối tượng khảo sát 28
    2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 28
    2.2.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 30
    2.2.6. 30
    2.3. Vận dụ ất lượng đội ngũ cán bộ, công
    chức để phân tích đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công . 35
    2.3.1. Các chỉ (trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tin học,
    ngoại ngữ ) . 35
    2.3.2. Các chỉ (văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, giao
    tiếp khách hàng) 37
    2.3.3. Các chỉ (kỹ năng nghề nghiệp, mức độ
    hoàn thành công việ ới sự thay đổi củ ) 38
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
    CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 41
    3.1. Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân thị xã Sông
    Công, tỉnh Thái Nguyên 41
    3.1.1. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội 41
    3.1.2. Tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân thị xã sông Công 42
    3.2. Thực trạ ủa Ủy ban nhân dân thị
    xã Sông Công từ năm 2010 - 2013 45
    3.2.1. Số lượng và cơ cấu Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công . 45
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân thị
    xã Sông Công 48
    3.3. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân
    dân thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên hiện nay . 61
    3.3.1. Những ưu điểm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công . 61
    3.3.2. Những hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công trước yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập
    quốc tế . 62
    3.4. Nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong chất lượng đội ngũ cán bộ,
    công chức của Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công 64
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
    THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH
    CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY . 68
    4.1. Yêu cầu khách quan về nâng cao chất lượ , công chức
    đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 68
    4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công . 70
    4.2.1. Xây dựng chức danh đạt tiêu chuẩn phù hợp với vị trí việc làm của cán
    bộ, công chức 70
    4.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, thực hiện phương châm “động” và
    “mở” trong xây dựng quy hoạch cán bộ; mở rộng phạm vi, đối tượng để chọn
    nguồn cán bộ vào quy hoạch . 72
    4.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, công chức;
    gắn việc tuyển dụng công chức với việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo . 76
    4.2.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo
    mục tiêu, quy hoạch và các tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo vị trí việc làm . 79
    4.2.5. Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, công chức gắn với bố trí, sắp
    xếp phù hợp với năng lực, sở trường 81
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    4.2.6. Thực hiện tốt công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý 86
    4.2.7. Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt quy định về
    quy phạm hành vi công chức; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức
    phát huy hết năng lực 87
    4.2.8. Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, công chức gắn
    với thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết
    kiệm và chống lãng phí . 89
    KẾT LUẬN 91
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 92
    PHỤ LỤC . 96

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    BCH TƯ : Ban chấp hành Trung ương
    BYT : Bộ Y tế
    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    CP : Chính phủ
    HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng
    NĐ : Nghị định
    NQ : Nghị quyết
    Nxb : Nhà xuất bản
    QĐ : Quyết định
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Những kỹ năng cần được đào tạo đối với cán bộ, công chức 13
    Bảng 1.2: Tầm quan trọng của các kỹ năng 14
    Bảng 1. 3: Những kỹ năng công việc quan trọng cần đào tạo cho ba nhóm
    công chức cấp huyện, thị . 14
    2.1. ộ, công chức xã phường đượ 29
    Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công được
    phân theo chuyên ngành đào tạo 47
    Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn 51
    Bảng 3.3: Kết quả điều tra của cán bộ, công chức cấp xã, phường; công dân;
    doanh nghiệp đối với mức độ hoàn thành công việc của cán bộ,
    công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công 57
    Bảng 3.4: Kết quả điều tra về mức độ nhận thức và sẵn sàng đáp ứng về sự
    thay đổi của công việc trong tương lai 60
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

    Hình 1.1: Mô hình hai nhánh của trình độ thực hiện công việc 16
    Hình 2.1. Các bước thiết kế . 27

    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cán bộ, công chức UBND thị xã Sông Công phân theo độ tuổi . 45
    Biểu đồ 3.2: Cơ cấu cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công
    được phân theo thâm niên công tác (Tính từ khi chính thức được
    vào biên chế) 46
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ việc
    dùng người là quốc sách, nó không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng có tác dụng
    trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Phát
    huy truyền thống và phương sách dùng người của ông cha ta để lại, từ khi ra đời đến
    nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự
    thành công hay thất bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là
    cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
    Đội ngũ cán bộ, công chức, Ủy ban nhân dân thị xã “công tâm, thạo việc”, có
    phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ trình độ và năng lực
    hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay. Đội
    ngũ cán bộ công chức “công tâm, thạo việc” sẽ là nòng cốt quan trọng thúc đẩy xây
    dựng thị xã phát triển vững mạnh, toàn diện, bền vững, trở thành “Thành phố trực
    thuộc tỉnh Thái Nguyên” vào năm 2015 theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban
    Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
    Vấn đề được chọn có tính cấp thiết và quan trọng vì những lý do sau:
    Thứ nhất, Thị xã Sông Công là thị xã Công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn tập
    trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, cả trong nước
    và ngoài nước như: Chế tạo phụ tùng, máy móc, sắt thép, may mặc,
    Thị xã Sông Công là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống
    lãnh thổ hành chính của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung; giữ
    vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp
    luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước tỉnh Thái Nguyên và nhân dân các dân
    tộc trên địa bàn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương. Bước vào thế kỷ
    mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ đang
    diễn ra mạnh mẽ; tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục
    chống phá quyết liệt; đất nước đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Thị xã Sông Công
    đang đứng trước những cơ hội lớn và cả những khó khăn, thách thức gay gắt hơn,
    với nhiệm vụ xây dựng thị xã trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,
    phát triển bền vững, mang hướng văn minh, hiện đại và là đầu tầu của Tỉnh trong
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    phát triển công nghiệp. Do đó, yêu cầu về tổ chức bộ máy cán bộ, công chức nói
    chung phải kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn,
    chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý hành chính nhà nước. Củng cố kiện toàn
    các phòng chuyên môn thuộc UBND Thị xã và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
    công chức trong thực thi công vụ nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu,
    nhiệm vụ quan trọng của thị xã trong giai đoạn mới.
    Thứ hai, đội ngũ cán bộ công chức ở các phòng chuyên môn với tư cách là
    chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là hạt nhân của nền công vụ và cũng
    chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động công vụ
    là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự, có tính
    chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và quyền lực. Hoạt động công vụ do cán bộ,
    công chức thực hiện, cho nên vấn đề cấp thiết được đặt ra ở đây là phải xây dựng
    đội ngũ cán bộ công chức hành chính bảo đảm thi hành nhiệm vụ Nhà nước một
    cách có hiệu quả hơn nữa. Do đó, cần có những giải pháp cơ bản để nâng cao
    chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức đang thực thi công vụ ở các phòng chuyên
    môn trên địa bàn thị xã.
    Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đề
    ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một
    trong những nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
    đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung
    ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng
    tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của cơ
    quan hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất,
    năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất
    nước”. Trong các kỳ đại hội Đảng bộ Thị xã Sông Công đã đề ra nhiều mục tiêu, Đề
    án về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, .Ngày 15/12/2011, Ban Chấp
    hành Đảng bộ thị xã (khóa VII) đã xây dựng Đề án “Công tác cán bộ giai đoạn 2011
    - 2015, định hướng đến năm 2020” nhằm quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ một cách
    hợp lý; tạo bước đột phá để góp phần đổi mới công tác đào tạo, xây dựng cán bộ;
    thực hiện trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giúp cán
    bộ phát triển toàn diện. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp
    ứng yêu cầu cấp bách trước mắt và mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Từ những phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng
    đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”
    làm đề tài Luận văn Thạc sĩ. Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng và giải
    pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân thị xã Sông
    Công, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đóng góp cho hoạt động phát
    triển đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn thị xã ngày càng trở nên hiệu quả, năng
    động và linh hoạt hơn, bảo đảm trách nhiệm xã hội, nhanh chóng thích ứng trước sự
    phát triển không ngừng của đất nước.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức các phòng chuyên
    môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó,
    phân tích những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân
    thị xã. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy
    ban nhân thị xã nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, xứng đáng với vị trí, vai trò,
    sự phát triển bền vững của Thị xã Công nghiệp, trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh
    Thái Nguyên vào năm 2015.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa và trình bày rõ khái niệm, hệ thống các chỉ tiêu về chất lượng
    cán bộ, công chức cấp thị xã.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân về trình độ, năng
    lực chuyên môn trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
    chức thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và các nhân tố ảnh hưởng
    tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
    luận và thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các
    phòng chuyên môn Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công, không nghiên cứu viên
    chức khối Giáo dục & Đào tạo và đơn vị sự nghiệp.
    Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2013, đề
    ra giải pháp đến năm 2020.
    Phạm vi về nội dung: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, Luận văn không đi
    sâu tìm hiểu, phân tích quá trình phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công mà tập trung đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công
    chức, các nhân tố tác động tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công, có so sánh với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở
    một số địa phương khác trong tỉnh và ngoài tỉnh Thái Nguyên
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
    4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức và
    chất lượng cán bộ, công chức.
    Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban
    nhân dân thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp hữu hiệu
    nhằ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân thị xã
    Sông Công theo yêu cầu cải cách hành chính.
    Ý nghĩa thực tiễn: Đây là lần đầu tiên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ
    cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên được tiến
    hành nghiên cứu cơ bản và hệ thống.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo thị xã Sông Công.
    Đồng thời, luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    4.2. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống và trình bày rõ khái niệm, nội dung về chất lượng đội
    ngũ cán bộ, công chức trong phạm vi nghiên cứu của đề tài; đánh giá đúng thực
    trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    thị xã Sông Công. Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
    cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công, trong đó đặc biệt là xây dựng
    bộ tiêu chuẩn khung phản ánh với những tiêu chí chất lượng đội ngũ cán bộ, công
    chức thị xã.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận
    văn được chia làm 4 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân
    dân thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
    công chức Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
    nhà nước hiện nay.
     
Đang tải...