Luận Văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính

    PHẦN MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Nội dung nghiên cứu 2


    3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 3


    5. Kết cấu luận văn .3


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .5


    1.1. Khái quát chung về cải cách hành chính 5


    1.1.1. Khái niệm .5


    1.1.1.1. Khái niệm hành chính 5


    1.1.1.2. Khái niệm CCHC 6


    1.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng về CCHC trong tiến trình đổi mới .8


    1.1.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ Nhà nước 12


    11.2. Khái quát chung về CBCC 14


    1.2.1. Khái niệm CBCC .14


    1.2.1.1. Khái niệm CBCC trước khi có Pháp lệnh CBCC 1998 14


    1.2.1.2. Khái niệm CBCC theo pháp lệnh CBCC 1998 16


    1.2.1.3. Khái niệm CBCC qua hai làn sửa đổi 2000 và 2003 .17


    1.2.1.4. Khái niệm CBCC theo luật hiện hành 18


    1.2.2. Vai trò của CBCC và sự cần thiết nâng cao chất lượng CBCC 21


    CHƯƠNG 2: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VỚI TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 24


    2.1. Nhận thức của CBCC về CCHC .24


    2.2. Đẩy mạnh CCHC nhằm nâng cao chất lượng CBCC .31

    2.3. Xây dựng đội ngũ CBCC dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu CCHC . 38


    2.4. Những vấn đề trọng tâm để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC .43


    2.4.1. Đổi mới công tác quản lý 43


    2.4.2. Cải cách tiền lương và các chính sách đãi ngộ .45


    2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC 46


    2.4.4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức CBCC 49


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẮT LƯỢNG ĐÔI NGŨ CBCC 53


    3.1. Thực trạng CBCC 53


    3.2.1. Thuận lợi và thành quả đạt được 53


    3.3.2. Tồn tại yếu kém 55


    3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém 57


    3.2. Một số giải pháp kiến nghị .61


    3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng .61


    3.2.2. Nâng cao trình độ CBCC .62


    3.2.3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cho CBCC 64


    3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng .68


    3.2.5. Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho CBCC 72


    KẾT LUẬN 74


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lý do chọn đề tài


    CCHC ở nước ta được Đảng và Nhà nước xác định là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nền hành chính và đời sống xã hội. Để làm được điều đó, con người, mà cụ thể ở đây là CBCC là yếu tố không thể thiếu. Muốn có một nền hành chính trong sạch, chuyên môn và hiện đại thì CBCC cũng phải có chất lượng, chuyên môn và đủ tàm. Giữa CCHC và CBCC có sự tác động lẫn nhau, do đỏ, để nâng cao chất lượng CBCC thì phải đẩy mạnh CCHC.


    Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) của nước ta được tiến hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), xu thế hợp tác kinh tế quốc tế và hội nhập đã tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu "Dân giàu, nước manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Qua đó, có tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) hành chính nhà nước.


    Phải khẳng định rằng, đội ngũ CBCC trong thời gian qua đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình CCHC theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặt ra trong thời kỳ mới. Song, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn không ít CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay làm việc thiếu tích cực, chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Điều này thể hiện ở chỗ: nhiều CBCC bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hoá, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm; hách dịch, thái độ ứng xử chưa tốt . dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính. Sự phàn nàn của nhiều cá nhân, tổ chức về tinh thần trách nhiệm, thái độ cư sử không tốt của một số CBCC hành chính nhà nước là minh chứng cụ thể cho yấn đề này. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì chính quyền sẽ không được lòng dân và CBCC sẽ ngày cầng xa dân, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Và điều này đã đi ngược lại với phương châm xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên môn hóa của một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.


    Từ những nhu cầu và tồn tại như trên, để tiến trình CCHC diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, cũng như góp phàn xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại, tạo lòng tin trong nhân dân thì nhất thiết phải xây dựng một đội ngũ CBCC chuyên nghiệp và hiện đại. Muốn đạt được kết quả như vậy, nâng cao chất lượng CBCC là giải pháp tối ưu nhất cần phải hướng đến.

    2. Nội dung nghiên cứu


    Luận văn tốt nghiệp đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính", người viết chỉ tập trung nghiên cứu về những quy định của pháp luật, những vấn đề thực tiễn liên quan đến CBCC, những chủ chương chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc CCHC hiện nay. Bên cạnh đó, người viết còn tình bày khái quát một số vấn đề về CCHC để từ đó cho thấy được hết tàm quan trọng của công tác đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đối với công cuộc CCHC.


    Bằng những kiến thức có được, qua việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật và những vấn đề liên quan đến CBCC và CCHC, người viết còn nghiên cứu về những thuận lợi và thách thức đối với công cuộc CCHC nói chung và việc nâng cao chất lượng CBCC nói riêng. Từ đó, người nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện.


    3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu


    Trong phạm vi đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính”, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật, những vấn đề thực tiễn và các giải pháp có liên quan đến CBCC cũng như công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phục vụ công cuộc xây dựng đất nước và CCHC hiện nay.


    Thông qua đề tài này, người viết mong muốn cho người đọc thấy được thực tiễn nền hành chính nước nhà, những tồn tại trong đội ngũ CBCC, từ đó, giúp mọi người nhìn nhận đúng vai trò của đội ngũ CBCC đối với nền hành chính nhà nước cũng như sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC để phục vụ tốt hơn cho công cuộc xây dựng đất nước và chủ trương CCHC hiện nay. Đối với bản thân, là một sinh viên, một công dân của đất nước, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết muốn góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước và tiến trình CCHC hiện nay; đồng thời, đây cũng là vấn đề tâm đắc của bản thân. Đó là những lý do chính mà người viết đã chọn đề tài này.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu đề tài “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính”, người viết đã sử dụng những kiến thức có được, đồng thời, người viết cũng đã tập hợp, chọn lọc tham khảo những vãn bản pháp luật, các bài viết có liên quan đến CBCC cùng với việc tham khảo, tìm hiểu thực tiễn để làm rõ vấn đề.

    Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng những phương pháp để nghiên cứu và làm rõ vấn đề như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu; phương pháp so sánh, đánh giá và một số biện pháp nghiên cứu cần thiết khác.


    5. Kết cấu luận văn


    Cơ cấu luận văn tốt nghiệp đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính” bao gồm những phần sau:


    ^ Phần mở đàu: người viết trình bày khái quát về đề tài và sự cần thiết của đề tài; nêu lên phương pháp nghiên cứu, phạm vi và mục đích nghiên cứu, . qua đó giúp người đọc có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài.


    Phần nội dung: gồm có 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về cải cách hành chính và cán bộ, công chức Việt Nam.


    Chương 2: Cán bộ, công chức vói tiến trình cải cách hành chính.


    Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.


    Phần kết luận


    Người viết tổng kết lại những vấn đề đã trình bày ở phần nội dung, giúp người đọc dễ dàng tổng hợp lại kiến thức đã tìm hiểu trong đề tài.


    ^ Tài liệu tham khảo


    ^ Mục lục


    ^ Danh mục từ viết tắt


    Hoàn thành việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính ” là cả một quá trình nổ lực tìm tòi, nghiên cứu bằng tất cả tâm quyết và kiến thức của người viết; đồng thời, là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy NGUYỄN HỮU LẠC - GV Khoa Luật. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm non trẻ trong công tác nghiên cứu và trình bày của một sinh viên, đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình cải cách hành chính ” chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong sự cảm thông và đóng góp của quý thầy cô và những ai có tâm quyết với đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...