Luận Văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở vùng dân tộc và miền núi có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
    Đảng, Nhà nước luôn chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã vùng dân tộc và miền núi. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta đã chăm lo xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ, trong có đội ngũ cán bộ dân tộc và miền núi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
    Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (tháng 12 năm 1986) nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Giữa các vùng trong cả nước có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
    Nhằm mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào cấp xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển và hòa nhập vào sự phát triển chung của cả đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên, quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của cấp xã miền núi. Để thực hiện thắng lợi các chính sách đó, vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định.
    Tại Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ".
    Theo chủ trương của Đảng, chúng ta đang tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
    Văn kiện Hội nghị 7 Ban Chấp hành Trung ương 9 đặt ra mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc. "Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh" [26, tr.36].
    Xã, phường, thị trấn là một cấp trong hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà nước Việt Nam, là nơi gần dân nhất và trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều được tổ chức thực hiện ở cơ sở.
    Vì vậy, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
    Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định:
    Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [25, tr.167-168].
    Bắc Giang là tỉnh nghèo có 44 xã miền núi đặc biệt khó khăn, có nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực nhằm đưa các xã này thoát khỏi tình trạng nghèo đói nhưng do sự thiếu hụt trầm trọng và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên hiệu quả thu được qua việc thực hiện các chính sách này là chưa cao.
    Trong những năm qua việc tổng kết, đánh giá đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chậm được tiến hành, chưa có các giải pháp đồng bộ phù hợp với đặc thù đối với đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh nói chung, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn nói riêng.
    Với lý do đó tác giả chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...