Luận Văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở Huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Pepsi, 24/8/15.

  1. Pepsi

    Pepsi New Member

    Bài viết:
    5
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Cùng với sự phát triển không ngừng của cả nước, nhất lại là từ khi sát nhập vào Thành phố Hà Nội, Thạch Thất đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đang hàng ngày hàng giờ thay đổi, đi lên. Bên cạnh những điều đã làm được, huyện Thạch Thất còn nhiều vấn đề cần đổi mới để phát triển kịp cùng các Quận, Huyện khác trong Thành phố. Muốn có được một sự phát triển toàn diện trên tất cả mọi mặt và khắc phục được những tồn tại thì cần những có những người dẫn đường vừa có tâm vừa có tầm – những người đó không ai khác chính là những người cán bộ, mà đặc biệt là những người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Nhưng làm sao để đội ngũ cán bộ hiện tại của Huyện vừa tiếp tục cống hiến, lại vừa có thể nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức để đáp ứng xử lý tốt những tình huống, những thách thức đặt ra của thời đại? Đó là câu hỏi cần thiết và rất đáng quan tâm. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Thành phố đang thực hiện chương trình số 02 – CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011–2015 là một trong những chương trình góp phần quan trọng để phát triển kinh tế thủ đô và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Chương trình xây dựng “nông thôn mới” đã – đang được triển khai và đã có những kết quả bước đầu. Để có được những kết quả đó không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, bởi đây là những người gần dân nhất, trực tiếp làm những công việc liên quan đến dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có không ít những bất cập và những dư luận xấu về một bộ phận những cán bộ cấp cơ sở. Để khắc phục những vấn đề mà dư luận hiện nay đang đặt ra và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển huyện Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, cần có những chính sách, phương hướng nói chung để phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại cấp cơ sở.
    Ngay từ khi đất nước mới thành lập, Đảng và Bác luôn quan tâm đến công tác cán bộ và khẳng định: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là gốc của mọi công việc và cán bộ quyết định tất cả. Vấn đề cán bộ giữ một vị trí cực kỳ trọng yếu và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong sự nghiệp cách mạng của đất nước ta. Cán bộ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng cao hay thấp, việc tổ chức mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đạt hiệu quả nhiều hay ít, điều đó tuỳ thuộc rất lớn ở số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, ở trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công tác của họ.
    Cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tụy kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Song hiện nay do các tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến hậu quả là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên bị tha hóa về lối sống, đạo đức, phong cách làm mất niềm tin cho nhân dân. Mặt khác, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng cán bộ còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, còn có một số biểu hiện xa dân, quan liêu. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, chất lượng phục vụ nhân dân đang là vấn đề đặt lên hàng đầu trong công tác cán bộ nói chung. Vấn đề này còn đặc biệt có ý nghĩa với đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởcủa huyện Thạch Thất, với vị thế là một huyện ngoại thành, với nhiều khu công nghiệp và nhất là Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Và ở đây vấn đề về cán bộ không chỉ chứa những đặc điểm chung của cả Thành phố Hà Nội mà còn nhiều yếu tố riêng của Thạch Thất đòi hỏi cần có những phương hướng, những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công tác trong thời kỳ mới.
    Vì những lý do nêu trên, người viết xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở Huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn và hướng nghiên cứu của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Với sự phát triển của đất nước, trước những đòi hỏi về công tác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước cũng như hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức, các hoạt động, phương cách lãnh đạo; vấn đề về cán bộ và chất lượng cán bộ, công chức .đã được các học giả nghiên cứu rất nhiều. Đặc biệt là những nghiên cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức được triển khai và đi vào thực tiễn, song chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởcủa huyện Thạch Thất mà chỉ có những công trình về chất lượng cán bộ nói chung. Các công trình nghiên cứu của các tác giả được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sĩ, các bài đăng trên các sách báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tôi kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình. Có thể kể đến những công trình như:
    1. Trần Đình Hoan (2002) Luân chuyển cán bộ khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý mang tầm thời kỳ phát triển mới, tạp chí cộng sản, (7), Trang 6 – 12;
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của PGS.TS Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2002
    3. Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo cán bộ của tác giả Đức Vượng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
    4. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ, nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay,luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lương Uyên, chuyên nghành Hồ Chí Minh học, Mã số 60.31.27, 2007; Tạp chí Quản lý nhà nước 2004 “đào tạo, bồi dưỡng công chức để nâng cao năng lực thực thi”.
    Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích cán bộ và chất lượng cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau như vấn đề trình độ, năng lực của cán bộ nói chung song có thể nói chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởtại huyện Thạch Thất nhất là việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt này một cách có hệ thống, vì vậy trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện Thạch Thất hiện nay và vận dụng vào công tác giáo dục bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp sơ sở của huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởcủa huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên đề tài tập chung làm rõ:
    - Phân tích một số nội dung cơ bản về cán bộ và chất lượng cán bộ.
    - Đánh giá thực trạng của công tác cán bộ trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội. Trọng tâm là chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội
    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất – Tp Hà Nội
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở huyện Thạch Thất.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu chất lượng cán bộ. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề ra những phương hướng, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởcủa huyện Thạch Thất - TP Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới của thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung.
    Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên địa bàn 22 xã và 01 thị trấn của huyện Thạch Thất – TP Hà Nội, theo số liệu thống kê năm 2014.
    Vì năng lực và thời gian có hạn nên trong giới hạn luận văn chỉ nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội chỉ xét đến: Chủ tịch – Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch – Phó Chủ tịch UBND.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn bản, quy định pháp luật hiện hành về Cán bộ. Tác giả cũng có sử dụng những thành tựu đã có của các công trình đi trước trong việc phân tích cơ sở lý luận chung.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp: phân tích - tổng hợp, lịch sử, thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, đối chiếu so sánh và các phương pháp khác.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Góp phần làm rõ chất lượng cán bộ, công tác cán bộ và đặc biệt là việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ.
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởcủa huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội.
    Cung cấp những luận chứng về cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tổ chức giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội.
    7. Kết cấu của Luận Văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương.
    Chương 1: Khái quát về cán bộ cấp cơ sở.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất – Tp Hà Nội.
    Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởhuyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội.
     
Đang tải...