Tiểu Luận ''Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức lớp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN A: MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
    Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc bịêt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người và với tự nhiên. con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học.
    Nó là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư sử với cha mẹ thầy cô và bạn bè .
    Tóm lại mục tiêu của môn Đạo Đức ở tiểu học nói chung là ở lớp 3 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trong tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái tốt không đồng tình với cái xấu cái ác.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục và đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp súc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh.
    Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo Đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 3 nói riêng, để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 luật giáo dục ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ đạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn''
    Để nâng cao hiệu quả dậy tốt giờ đạo đức lớp 3 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nmói chung và một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.
    Là một trong những khối hoà nhịp nhanh chóng với cuộc đổi mới trong phương pháp dạy học các môn ở tiểu học trong đó có môn Đạo Đức, chúng tôi những thành viên của khối 3 chọn nghiên cứu chuyên đề: ''Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức lớp 3''.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...