Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa phú yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ YÊN

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii
    TÓM TẮT 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 2
    1. Lý do chọn đề tài: . 4
    2. Mục tiêu của đề tài: 6
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 7
    4. Phương pháp nghiên cứu: . 7
    5. Những kết quả đạt được của đề tài: 7
    6. Kết cấu của luận văn: 8
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9
    1.1. Dịch vụ 9
    1.1.1. Khái niệm về dịch vụ 9
    1.1.2. Những đặc thù của ngành dịch vụ 9
    1.1.2.1. Tính vô hình ( service intangibility) 9
    1.1.2.2. Tính bất khả phân (service inseparability) 10
    1.1.2.3. Tính khả biến của dịch vụ. ( service variability) . 10
    1.1.2.4. Tính khả hủy của dịch vụ (service perishability) 11
    1.2. Chất lượng dịch vụ 11
    1.3. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh . 13
    1.3.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế 13
    1.3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế 14
    1.4. Sự hài lòng của khách hàng . 15
    1.4.1. Khái niệm về hài lòng của khách hàng . 15
    1.4.2. Sự hài lòng của của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 18
    1.5. Các lý thuyết đánh giá quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng .19
    1.5.1. Mô hình 10 thành phần của chất lượng dịch vụ( Thompson, 2002): 19
    1.5.2. Mô hình chất lượng dịch vụ 5 khoảng cách (Parasuraman, Zeithaml và Berry,
    1985; 1988) . 20
    1.5.3. Mô hình nhân quả giữa sự cảm nhận chất lượngcủa khách hàng với sự hài lòng
    (hài lòng) của khách hàng (Zeithaml và Bitner, 2000) . 24
    1.6. Xây dựng mô hình và giả thuyết quan hệ giữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và
    sự hài lòng của khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa Phú yên 25
    iv
    1.6.1. Quan điểm đánh giá chất lượng dịch vụ y tế 25
    1.6.2. Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh
    nhân ở Bệnh viện Phú Yên . 27
    CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Quy trình nghiên cứu . 31
    2.2. Đo lường các cấu trúc trong mô hình đề xuất . 33
    2.2.1. Thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh . 33
    2.2.2. Thang đo sự hài lòng của bệnh nhân 36
    2.3. Thiết kế nghiên cứu điều tra chính thức 37
    2.3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 37
    2.3.2. Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu 37
    2.3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin 38
    2.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu . 38
    2.4.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang -Hệ số Cronbach’s Alpha . 38
    2.4.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)
    39
    2.4.3. Phương pháp mô hình hóa phương trình cấu trúc - Structural Equation
    Modelling (SEM) 41
    2.5. Các bước phân tích dữ liệu 49
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ YÊN 51
    3.1. Tổng quan về Bệnh viện Phú Yên . 51
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 51
    3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Phú Yên 52
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Phú Yên 53
    3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Bệnh viện 55
    3.3. Đánh giá tổng quan một số hoạt động quan trọngcủa Bệnh viên Đa khoa Phú Yên
    trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sựhài lòng của bệnh nhân 60
    3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn . 60
    3.3.2. Thực trạng các yếu tố cơ sở của chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện . 61
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 68
    4.1. Phân tích các đặc điểm của mẫu: . 68
    4.2. Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 69
    4.3. Đánh giá mô hình đo lường . 71
    4.3.1. Phân tích các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 71
    4.3.1.1. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thangdo “Tin cậy” 71
    v
    4.3.1.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thangdo “Đảm bảo” 72
    4.3.1.3. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thangdo “Nhiệt tình” 73
    4.3.1.4. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thangdo “Phương tiện hữu hình”74
    4.3.1.5. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thangdo “Chi phí” 75
    4.3.1.6. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho Thang do “Hài lòng” . 76
    4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các chỉ báo sử dụng . 76
    4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng thang đo 77
    4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA chung cho tất cả thang đo 80
    4.3.3. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường các cấu trúc khái niệm trong mô hình . 83
    4.3.3.1. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Tin cậy” 83
    4.3.3.2. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Đảm bảo” 84
    4.3.3.3. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Nhiệt tình” 84
    4.3.3.4. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Phương tiện hữu hình” . 85
    4.3.3.5. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Chi phí” 86
    4.3.3.6. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Hài lòng” 86
    4.3.4. Đánh giá mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố xác định 87
    4.3.5. Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị hội tụ củacác thang đo . 89
    4.3.6. Kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các kháiniệm . 90
    4.4. Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định giảthuyết 91
    4.5. Kiểm định sự khác biệt theo đối tượng khám chữa bệnh 93
    4.6. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap 97
    CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 100
    5.1. Bàn luận kết quả 100
    5.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khá m chữa bệnh của bệnh viện Phú Yên 102
    5.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 103
    5.2.2. Giải pháp nâng cấp cơ sở vật chất 105
    5.2.3. Các giải pháp khác 106
    5.2.3.1. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh . 106
    5.2.3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và quy chế làm việc 107
    5.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý kinh tế trong bệnh viện 107
    KẾT LUẬN - HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ . 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
    PHỤ LỤC . 115
    Phụ lục 1: THANG ĐO SERVPERF VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ . 115
    Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN TAY ĐÔI . 117
    vi
    Phụ lục 3: THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH (sơ bộ) 118
    Phụ lục 4: THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH (Điều chỉnh) . 120
    Phụ lục 5: BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG . 122
    Phụ lục 6. Kết quả xử lý mô hình đo lường CFA hiệu chỉnh . 126
    Phụ lục 7. Kết quả xử lý mô hình phương trình cấu trúc . 129

    TÓM TẮT
    Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động
    đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại
    Bệnh viện đa khoa Phú Yên, thông qua đó để xem xét, tìm hiểu ý kiến đóng góp
    thực tế của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Phú
    Yên, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghịnhằm nâng cao chất lượng dịch
    vụ khám chữa bệnh trong tương lai.
    Kết quả nghiên cứu đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu mới phù hợp với
    thực tế dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ở mô hình nghiên cứu mới
    này gồm những thang đo có độ tin cậy giúp đo lường thành phần chất lượng dịch vụ
    và sự thỏa mãn của bệnh nhân khi khám chữa bệnh tạiBệnh viện Phú Yên. Tất cả
    những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ quan trọng hay thứ tự ưu tiên
    của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng. Ngoài ra nghiên cứu
    này còn góp phần vào hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại
    Bệnh viện Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.
    Nghiên cứu đã thực hiện được đầy đủ các nội dung và đi theo trọng tâm các
    mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, kết quả phân tích đôikhi còn nhiều chỗ bị trùng lắp vì
    phải thực hiện các bước nghiên cứu khác nhau của cùng một nội dung nhưng cũng
    đã đưa ra được nội dung cần nghiên cứu, kết luận vàchỉ rõ kết quả nghiên cứu. Tuy
    nhiên, với những hạn chế nhất định, việc đọc – phântích - kết luận về kết quả
    nghiên cứu đôi khi vẫn còn những hàm ý mang tính chủ quan.
    2
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới
    Các nghiên cứu tại Việt Nam
    Có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
    khám chữa bệnh, cũng như sự hài lòng của bệnh nhân liên quan đến việc khám chữa
    bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt Nam. Đề tài này cung cấp một số các nghiên cứu
    chính, quan trọng liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian gần đây.
    Lê Nữ Thanh Uyên đã thực hiện một nghiên cứu trên 220 bệnh nhân đến
    khám và điều trị tại bệnh viện Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Nghiên cứu
    này đánh giá cảm nhận của bệnh nhân về các khía cạnh chất lượng dịch vụ khám
    chữa bệnh như việc theo dõi và điều trị, chăm sóc điều dưỡng, thông tin hướng dẫn,
    thủ tục hành chánh, phục vụ ăn uống, vệ sinh bệnh nhân, phòng lưu bệnh, cũng như
    sự hài lòng chung của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứuđã chỉ ra được có một sự
    tương quan rất lớn giữa các khía cạnh dịch vụ khám chữa bệnh và mức độ hài lòng
    của bệnh nhân. Chẳng hạn, khoảng 90.0 % bệnh nhân cho rằng họ hài lòng về bệnh
    viện. Kết quả này có được là do đa số bệnh nhân đềuđánh giá các khía cạnh chất
    lượng phục vụ trên là khá cao[27].
    Một nghiên cứu tương tự khác được thực hiện bởi Phan Văn Tường tại bệnh
    viện Phụ sản – Hải Phòng cho thấy rằng thái độ phụcvụ tốt của các nhân viên y tế
    là lý do chính giải thích cho việc lựa chọn các dịch vụ y tế của bệnh nhân. Thái độ
    phục vụ tốt cũng là nguyên nhân chính mang lại sự hài lòng cao và mức độ sẵn sàng
    chi trả cao hơn của các bệnh nhân[24].
    Một nghiên cứu tại Bệnh viên Hòa Bình do Nguyễn ĐứcThành đã tìm thấy
    mối tương quan cao giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh. Tác giả
    cũng thấy rằng chất lượng dịch vụ được cấu thành bởi các bốn khía cạnh: cơ sở vật
    chất và trang thiết bị y tế, giao tiếp và tương tácvới bác sỹ, chăm sóc sức khỏe, thời
    gian chờ đợi[20].
    3
    Ngô Thị Ngoãn thực hiện một nghiên cứu tại 5 bệnh viện thuộc khu vực Hà
    Nội và các tỉnh phía Bắc đã chỉ ra rằng mức độ hài lòng của bệnh nhân chủ yếu do
    các yếu tố tinh thần, thái độ phục vụ của bác sĩ, điều dưỡng; tổ chức đón tiếp bệnh
    nhân; giá cả dịch vụ; thời gian chờ đợi mang lại[14].
    Một số các nghiên cứu khác cũng cho kết quả khá tương tự về mối quan hệ
    chặt chẽ giữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh[10,
    17, 19].
    Dựa vào tổng quan tài liệu trên đây, có thể thấy rằng vấn đề nghiên cứu của
    đề tài là không mới. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Yên, vấn đề chất
    lượng khám chữa bệnh và làm hài lòng bệnh nhân đanglà mục tiêu đặt ra hàng đầu
    nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho người bệnh, nhưng các đánh giá của Bệnh
    viện chủ yếu dựa vào các con số thống kê về thành tích đạt được của Bệnh viện chứ
    chưa phản ảnh được các quan điểm của bệnh nhân trong đánh giá. Vì vậy, đề tài này
    sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về chấ t lượng dịch vụ y tế của Bệnh viện.
    Các nghiên cứu trên Thế giới
    Hendriks và ctg cho rằng chất lượng chăm sóc y tế và các chương trình cải
    thiện chất lượng là các yếu tố quan trọng mang đến sự hài lòng cho bệnh nhân.
    Nhân viên y tế cần phải nhận biết sự đánh giá của người bệnh trong thời gian nằm
    viện là sự phản ảnh chân thật quan điểm của họ[35].
    Nghiên cứu của Tso và ctg thấy rằng sự hài lòng của bệnh nhân có thể được
    giải thích bởi 9 nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ bao gồm môi trường vật chất,
    trang thiết bị và sự thuận tiện, sắp xếp hẹn gặp, thời gian chờ đợi, dịch vụ ở phòng
    khám bệnh và cấp thuốc, nhân viên hỗ trợ, bác sỹ khám bệnh, tính chuyên nghiệp
    của bác sỹ, sự giải thích của bác sỹ, thời gian tư vấn[49].
    Vukmir tìm thấy rằng khía cạnh thuận tiện trong chăm sóc bệnh nhân là một
    nhân tố quan trọng giải thích cho sự hài lòng của người bệnh ở bộ phận cấp cứu. Cụ
    thể, thời gian và mức độ chăm sóc khẩn cấp là hai nhân tố quan trọng trong tình
    huống này[51].
    4
    Vinagre và Neves phát hiện rằng chất lượng dịch vụvà các yếu tố cảm xúc là
    các nguyên nhân quan trọng đưa đến sự hài lòng cho bệnh nhân. Đặc biệt, trong
    nghiên cứu này, các thành phần chất lượng trong thang đo SERVPERF được tác giả
    sử dụng để hình thành thang đo chất lượng dịch vụ ytế chung[50].
    Tương tự, Akter, Upal và Hani vận dụng mô hình khái niệm chất lượng dịch
    vụ 5 khoảng cách của Zeithaml và Berry cũng như ứngdụng thang đo SERVPERF
    của Parasuraman, Zeithaml and Berry đểnghiên cứu sựhài lòng của bệnh nhân. Họ
    thấy rằng chất lượng dịch vụ được cấu thành bởi 5 thành phần bao gồm: Đáp ứng,
    Sự đảm bảo, Giao tiếp, Cơ sở vật chất và Giá trị khách hàng. Đặc biệt cả 5 thành
    phần này đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người bệnh[28, 42, 43].
    Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Choi, Lee, Kim và Lee đã chỉ ra
    rằng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh về mắt được cấu thành gồm 4 thành phần
    Sự quan tâm của bác sỹ nhãn khoa, Sự quan tâm của đội ngũ y tế, Sự thuận tiện của
    quá trình khám chữa bệnh và Trang bị cơ sở vật chất. Nghiên cứu của họ cũng chỉ
    ra rằng chất lượng dịch vụ là biến số chính giải thích cho sự hài lòng của bệnh
    nhân[30].
    Nói chung, rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến lĩnh vực chất
    lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân đềucho rằng chất lượng dịch vụ là
    một cấu trúc đa thành phần, trong đó thang đo SERVPERF thường được sử dụng
    như một chuẩn để đo lường. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ cũng là nhân tố quan
    trọng nhất giải thích cho sự hài lòng của bệnh nhân. Vì vậy, đề tài này vận dụng
    thang đo SERVPERF làm cơ sở để đo lường chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện
    Đa khoa tỉnh Phú Yên, cũng như nghiên cứu ảnh hưởngcủa các thành phần chất
    lượng dịch vụ này đến sự hài lòng của người bệnh.
    1. Lý do chọn đề tài:
    Qua hơn 20 năm đổi mới, công tác bảo vệ và chăm sócsức khỏe nhân dân ở
    nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế ngày càng được
    củng cố, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu
    5
    và ứng dụng. Nhân dân được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ
    Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005) “Về công tác bảo vệ, chăm sóc
    và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” (Nghị quyết số 46-NQ/TW,
    ngày 23 tháng 02 năm 2005), công tác bảo vệ và chămsóc sức khỏe ở nước ta vẫn
    còn nhiều bất cập, trong đó có vấn đề về chất lượngdịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu
    cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một
    số cán bộ y tế chậm được khắc phục Nguyên nhân được nêu lên là do quản lý nhà
    nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập; một số chính sách về y tế không còn phù
    hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung; việc quảnlý hoạt động khám, chữa
    bệnh và hành nghề y dược chưa chặt chẽ; đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp,
    phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, kém hiệu quả. Chưa có những giải pháp
    hữu hiệu để huy động các nguồn lực từ cộng đồng và xã hội cho công tác bảo vệ và
    chăm sóc sức khỏe nhân dân[2].
    Theo Báo Phú Yên đưa tin số 1108, ngày 5-8-2010, trang 8 “Nhiều cử tri
    trong tỉnh kiến nghị: cần chấn chỉnh cách đối xử phân biệt của một số cán bộ y tế
    trong việc khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và khám dịch vụ”. Về tinh
    thần thái độ phục vụ , chỉ định chuyên môn đều bìnhđẳng cho mọi đối tượng. Tuy
    nhiên có sự khác biệt khi thực hiện quy trình khám như: đối với người có thẻ
    BHYT, ngoài các thủ tục như đóng viện phí còn phải thêm một số thủ tục do bảo
    hiểm y tế quy định. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cũng cho
    rằng, sở dĩ xảy ra tình trạng quá tải do y tế tuyếndưới chưa đáp ứng yêu cầu khám,
    chữa bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, một phần tâm lý của người dân không tin
    vào công tác khám chữa bệnh ở cơ sở (Nguồn:http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Goi-y-giai-quyet-tinh-trang-qua-tai-benh-vien/20730677/73/). Hơn nữa, chính điều kiện
    cơ sở vật chất xuống cấp, tình trạng quá tải tại các cơ sở điều trị kéo dài, đã tạo
    nhiều áp lực cho cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ, nên không loại trừ một số ít
    cán bộ y tế khi tiếp xúc với người bệnh thiếu niềm nở, làm cho bệnh nhân và người
    nhà bệnh nhân chưa thật sự hài lòng. Đây cũng chínhlà thực trạng chung của toàn
    ngành y tế như được chỉ ra bởi các nghiên cứu trướcđây (ví dụ, Vũ Văn Quốc và
    6
    ctg,) rằng bệnh nhân chưa thật sự hài lòng với chấtlượng chăm sóc sức khỏe tại các
    bệnh viện công lập[17].
    Vì vậy, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, y đức nghề nghiệp được ngành y
    xác định là một trong những giải pháp quan trọng, để nâng cao chất lượng điều trị
    và hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Từ thực tếđó, đánh giá chất lượng chất
    lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và
    sự thỏa mãn của người bệnh về chất lượng dịch khám chữa bệnh là việc làm rất có ý
    nghĩa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới. Với
    các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại
    Bệnh viện Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    Mục tiêu chung của đề tài đánh giá cảm nhận của bệnh nhân về các khía
    cạnh chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Phú Yên, và
    ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của người bệnh.Để giải quyết mục tiêu chung
    này, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
    - Cung cấp tổng quan tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu chất lượng dịch vụ.
    - Đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa
    bệnh của Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Phú yên trong thời gian qua.
    - Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ khám
    chữa bệnh và sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình chất lượng dịch vụ
    Servperf.
    - Điều chỉnh thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ theo mô hình
    Servperf sao cho phù hợp với dịch vụ khám chữa bệnh.
    - Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần tác động đến sự
    thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
    - Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất cácgiải pháp và kiến nghị nhằm nâng
    cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh việnPhú Yên.
    7
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh đến khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện
    Đa khoa Tỉnh Phú Yên, trên 18 tuổi, có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra.
    Đề tài dự kiến thu thập một mẫu đại diện gồm 200 bệnh nhân làm cơ sở nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu: Bệnh nhân trên địa bàn tỉnh PhúYên, thời gian nghiên
    cứu: 6 tháng
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ
    thông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chínhthức thông qua phương pháp
    định lượng.
    Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
    với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng
    để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
    lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn bệnh nhân
    đã hoặc đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Phú Yên.
    Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềmSPSS 16.0. Thang đo
    sau khi được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh
    giá độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s alpha, khẳng định độ tin cậy và giá trị của
    các thang đo bằng phân tích CFA, kiểm định mô hình giả thuyết và các giả thuyết
    đề xuất dựa vào phương pháp mô hình cấu trúc SEM.
    5. Những kết quả đạt được của đề tài:
    Nghiên cứu các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách
    hàng nói chung, từ đó xây dựng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa
    bệnh và sự thỏa mãn của bệnh nhân được áp dụng tại Bệnh viện Phú Yên nói riêng
    và cho các cơ sở khám chữa bệnh nói chung.
    8
    Phân tích thực trạng hoạt động của Bệnh viện trong năm 2009 và năm 2010,
    bao gồm những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại. Tiếp đến đề tài
    phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện dựa trên
    quan điểm đánh giá của bệnh nhân. Cuối cùng, đề tàiđưa ra một số kiến nghị và
    giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện
    nay, góp phần phát triển dịch vụ khám chữa bệnh củaBệnh viện trong tương lai.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Kết cấu đề tài bao gồm các phần và chương sau:
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
    Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Phú Yên
    Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu
    Chương 5: Bàn luận kết quả và các giải pháp
    Kết luận - Hạn chế của đề tài - Kiến nghị
    9
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    1.1. Dịch vụ
    1.1.1. Khái niệm về dịch vụ
    Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ như:
    Theo Kotler cho rằng: “Dịch vụ (service) là một hoạt động hay một lợi ích
    mà bên này cống hiến cho bên kia mà, về cơ bản, nó vô hình và không dẫn đến sự
    sở hữu bất kỳ thứ gì. Sản xuất của nó có thể hoạt không hề gắn liền với một sản
    phẩm vật chất” [40].
    Theo Bùi Nguyên Hùng cho rằng: “Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt
    động nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của
    việc tương tác này là nhằm hài lòng nhu cầu và mongmuốn của khách hàng theo
    cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng”[12].
    Theo Fitzsimmons và ctg cho rằng: “Dịch vụ là một hoặc một loạt các hoạt
    động ít nhiều có bản chất vô hình xảy ra trong sự tương tác giữa khách hàng và các
    nguồn lực của nhà cung cấp dịch vụ mà nguồn lực nàyđược coi như là giải pháp đối
    với vấn đề của khách hàng” [32].
    1.1.2. Những đặc thù của ngành dịch vụ
    Dịch vụ có một số đặc thù mà nhờ đó chúng ta có thểphân biệt với các loại
    hàng hóa hữu hình khác. Người ta thừa nhận rằng dịch vụ có một số đặc thù sau
    (Xem Nguyễn Thượng Thái[18]):
    1.1.2.1. Tính vô hình ( service intangibility)
    Phần lớn dịch vụ được xem là sản phẩm vô hình. Dịchvụ không thể cân đo
    đong đếm, thử nghiệm hoặc kiểm định trước khi mua để kiểm tra chất lượng. Với lý
    do là vô hình nên rất khó cho các nhà quản lý của các công ty tìm hiểu nhận thức
    của khách hàng về dịch vụ của họ cũng như việc khách hàng đánh giá chất lượng
    dịch vụ như thế nào. Do vậy, để giảm thiểu sự bất an, khách hàng mua tìm kiếm
    “các dấu hiệu” về chất lượng dịch vụ. Họ rút ra kếtluận về chất lượng từ các tư liệu

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VI ỆT
    1. Bệnh viện Phú Yên. (2010). Báo cáo tổng kết công tác Bệnh viện năm 2010 và phương
    hướng nhiệm vụ năm 2011. Báo cáo số 15/BV, ngày 14 tháng 01 năm 2011, Tuy Hòa.
    2. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2005). Về công tác bảo vệ, chăm sóc
    và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày
    23 tháng 02 năm 2005).
    3. Bộ Y tế. (1997). Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số:
    1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/09/1997.
    4. Bộ Y tế. (2007). Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công
    lập. Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC củaBộ y tế-Bộ tài chính.
    5. Bộ Y tế. (2009). Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh
    vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh Bảo hiểm Y tế. Chương trình số:
    527/CTr-BYT, ngày 18/6/2009.
    6. Chính phủ. (1994). Quy định về về việc thu một phầnviện phí. Nghị định số 95/CP,
    ngày 27/8/1994.
    7. Chính phủ. (2006). Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
    tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Nghị định số
    43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006.
    8. Chính phủ. (2009). Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
    tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số :
    43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006.
    9. A.F. Al-Assaf (2004) Chất lượng trong y tế: Đỉnh cao của sự phát triển. Đo lường &
    quản lý chất lượng y tế - Hợp phần đào tạo tập huấncán bộ đào tạo về đảm bảo chất
    lượng. Viện Nghiên cứu Hệ thống Y tế, Bộ Y tế Malaysia, pptr. 57.
    10. Nguyễn Thị Thanh Hồng. (2005). Tìm hiểu sự hài lòngcủa sản phụ tại khoa Phụ sản -
    Bệnh viện Đà Nẵng. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần
    thứ II, pp. 328-332.
    11. Phạm Mạnh Hùng. (2007). Quản lý y tế - Tiếp tục tìm tòi học tập và chia sẻ. Nhà Xuất
    bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
    12. Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. (2004), Quản lý chất lượng, NXB Đại
    111
    học Quốc gia TP. HCM.
    13. Phạm Đức Mục (2001) Nội dung hoạt động và chỉ số đánh giá khoa điểm chăm sóc
    người bệnh toàn diện. Hội thảo chăm sóc toàn diện. Bộ Y tế - JICA, Hà Nội, pp 1-5.
    14. Ngô Thị Ngoãn, Nguyễn Kim Loan, Nguyễn Minh Hằng, Phạm Thu Hà, Đào Thị Vui,
    Lê Thị Mão. (2002). Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh tại các khoa khám
    bệnh của 5 bệnh viện khu vực Hà Nội và các tỉnh. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa
    học điều dưỡng,Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất, pp. 20-22.
    15. Nguyễn Chí Phi. (2001) Chăm sóc bệnh nhân toàn diệnsự lựa chọn của bệnh viện Bạch
    Mai. Hội thảo chăm sóc toàn diện. Bộ Y tế - JICA, Hà Nội, pp 11-16.
    16. Đỗ Nguyên Phương (1998) Về vấn đề xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở các
    bệnh viện, trong Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở ViệtNam. Nhà Xuất
    bản Y học, Hà Nội.
    17. Vũ Văn Quốc. (2005). Đánh giá sự hài lòng của gia đình người bệnh tại bệnh viện Trẻ
    em - Hải Phòng. Kỷ yếu các đề tài nghien cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ
    II, pp. 193-197.
    18. Nguyễn Thượng Thái. (2007). Marketing dịch vụ.NXB Học viện CN Bưu chính viễn thông
    19. Nguyễn Huỳnh Thái Tâm. (2009). Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng
    đối với chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh phụ sản tại Trung tâm Y tế Thành phố Nha
    Trang. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Nha Trang.
    20. Nguyễn Đức Thành. (2006). Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất
    lượng chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện tỉnh Hòa Bình. Trường Đại học Y tế Công
    Cộng, Hà Nội.
    21. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2007)., Nghiên cứu khoa học Marketing,
    NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    22. Trần Thu Thủy. (2001). Công tác quản lý chuyên môn bệnh viện, trong Quản lý bệnh
    viện. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, pp tr 101-114.
    23. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
    SPSS. NXB Thống Kê.
    24. Phan Văn Tường. (2002). Nghiên cứu xây dựng mô hìnhcông tư phối hợp trong hệ
    thống bệnh viện.Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
    112
    25. Hồ Huy Tựu (2006) “ Quan hệ giữa giá, chất lượng cảm nhận sự thỏa mãn và trung
    thành của người tiêu dùng đối với cá tại thành phố Nha Trang”, 60.31.13, Luận văn
    thạc sỹ, Đại học Nha Trang.
    26. Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo. (2007). Hành vi tiêu dùng cá: Vai trò của các nhân tố
    xã hội. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ Thủy sản, Đại học Nha trang, Số 3, trang 18 –
    28.
    27. Lê Nữ Thanh Uyên & Trương Phi Hùng. (2006). Mức độ hài lòng của bệnh nhân về
    dịch vụ y tế tại Bệnh viện Bến Lức - huyện Bến Lức,tỉnh Long An, tháng 5/2005. Y
    Học TP. Hồ Chí Minh,Tập 10 (Phụ bản Số 1), pp. 43-47.
    TIẾNG ANH
    28. Akter, Md. S., Upal, M. & Hani, U. (2008). Service quality perception and satisfaction:
    A study over sub-urban public hospitals in Banladesh Journal of Services Research,
    Special Issue (February), pp. 125-146.
    29. Bechelet, D. (1995), Measuring Satisfication;or the Chain, the Tree, and the Nest,
    Customer Satisfaction Research, Brookers, R (ed.), ESOMAR.
    30. Choi, K. S., Lee, H., Kim, C. & Lee, S. (2005). Theservice quality dimensions and
    patient satisfaction relationships in South Korea: Comparions across gender, age, and
    types of service. The Journal of Services Marketing, Volume 19, No. 3; pp. 140-149.
    31. Donabedian A. (1980), "The definition of quality and approaches to its assessment",
    Social Science Medicine,45(12), pp. 1829-1843.
    32. Fitzsimmons, James A. and Fitzsimmons, Mona J. (2001). Service Management:
    Operations, Strategy and Information Technology,3
    nd
    Edition, Mc Graw- Hill: New
    York, NY.
    33. Fornell, C. and Larcker, D. F. (1981). Evaluating Structural Equation Models with
    Unobservable Variables and Measurement Error. Journal of Marketing Research,
    Volume 18 (February), pp. 39-50.
    34. Gronroos C. (2001), "The perceived service quality concept - A mistake?" Managing
    Service Quality,11, pp. 150-153.
    35. Hendriks, A. A. J., Smets, E. M. A., Vrielink, M. R., Van Es, S. Q. & De Haes, J. C. J.
    M. (2006). Is personality a determinant of patientsatisfaction with hospital care?
    International Journal for Quality in Health Care,Volume 18, No. 2, pp. 152-158.
    113
    36. Institute of Medicine (2001), Crossing the quality chasm: A new health system for the
    21
    st
    century, In IOM commitee on quality of healthcare in America, National Academy
    Press, Washington DC.
    37. Johnson, Michael D., Georg Nader and Claes Fornell.(1996). “Expectations, Perceived
    Performance, and Customer Satisfaction for a Complex Service: The Case of Bank
    Loans,” Journal of Economic Psychology, 17: 163-182.
    38. Joreskog, G. K. and Sorbom, D. (1982). Recent Developments in Structural Equation
    Modelling. Journal of Marketing Research, Volume 19, No. 4, pp. 404-416.
    39. Ke Ping A., Yang A., Lillian M.S. & Yin Jeo Chen T.(1999), Factors influencing
    nursing - Sensitive outcomes in Taiwanese Nursing Homes.
    40. Kotler, P.(1996). Principle of Marketting, The European Edition, Prentice Hall Inc.,
    upper Saddle River, New Jersey 07458.
    41. Oliver, R. L., (1997), “Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Consumer”, New
    York NY: McGraw-Hill.
    42. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A & Berry, L. L. (1985), A concept modelof service
    quality and its imp l ications for future research, Journal of Marketing, 49 (Fa ll ): 41 — 50.
    43. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. & Berry, L. L. (1988). SERVPERF: a multiple-item
    scale for measuring consumer perceptions of servicequality.Journal of Reatailing,
    Volume 64, No. 1, pp. 12 – 40.
    44. Powell, T. (1995). Total Quality Management as competitive advantage: a review and
    empirical study. Strategic Management Journal, Vol 16, No. 1, pp. 15 – 37.
    45. Pratibha A. Dabholkar., Dayle I. Thorpe and Joseph O. Rentz. (1996) A Measure of
    Service Quality for Retail Stores: Scale Development and Validation. Journal of the
    Academy of MarketingScience.Volume 24, No.1, pp. 3-16.
    46. Spreng, R. A., Scott B. Mackenzie, & Richard W. Olshavsky. (1996), “A Reexamination
    of the Determinants of Consumer Satisfaction”, Journal of Marketing, Vol. 60, No.3, pp.
    15 – 32.
    47. Svensson, G. (2002), A triadic network approach to service quality, Journal of Services
    Marketing, 16 (2): 158 — 179.
    48. Thompson, B., Cook, C. & Thompson, R. L. (2002). Reliability and structure of
    LibQUAL+
    TM
    scores: measuring perceived library service qualityportal, Libraries and
    the Academy, Vol. 2, No. 1, pp. 3 – 12.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...