Tiểu Luận Nâng cao chất lượng dạy và học trường thcs thanh vân-tam dương-vĩnh phúc giai đoạn 2011 – 2015

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Thứ tự Nội dung trang
    Đặt vấn đề 3
    Nội dung 5
    Chương 1 Ý nghĩa tầm quan trọng của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Chương II Thực trạng chất lượng dạy và học của Trường THCS Thanh Vân từ năm 2008 đến nay 8
    I Khái quát đặc điểm tình hình chung
    1 Địa phương
    2 Nhà trường 10
    II Thực trạng chất lượng dạy và học ở Trường THCS Thanh Vân từ năm 2008 đến nay 11
    1 Đội ngũ
    2 Chất lượng đào tạo 13
    III Nguyên nhân 14
    1 Nguyên nhân thành công
    2 Nguyên nhân của tồn tại yếu kém
    Chương III Phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THCS Thanh Vân từ nay đến 2015 15
    I Phương hướng từ nay đến năm 2015 15
    II Nhiệm vụ trọng tâm 16
    III Những giải pháp chủ yếu 17
    1 Đối với Chi bộ
    2 Đối với Ban giám hiệu 18
    3 Đối với tập thể giáo viên 19
    4 Đối với học sinh 20
    5 Đối với phụ huynh học sinh 21
    6 Đối với địa phương và các tổ chức đoàn thể
    IV Các kiến nghị và đề xuất 21
    1 Đối với UBND huyện và Phòng Giáo dục
    2 Đối với địa phương
    3 Đối với Hội cha mẹ học sinh
    Kết luận 22





    A-ĐẶT VẤN ĐỀ
    Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” phải phát triển mạnh Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
    Sự nghiệp Giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đất nước ta đang trên đà tiến nhanh, tiến mạnh vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy nhiệm vụ của giáo dục đào tạo hơn lúc nào hết càng vô cùng quan trọng.
    Giáo dục nhằm tạo ra một thế hệ mới có đủ điều kiện để tiếp nhận nền khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Như Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa theo yêu cầu của thời đại hiện nay là con người có đạo đức tốt, sức khỏe tốt và hiểu biết khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo hiện nay là phải đào tạo ra một lớp người “Vừa hồng, vừa chuyên” để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trước yêu cầu đó của cách mạng, Đảng ta xác định: “Cùng khoa học kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân”; muốn “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước thì tất cả mọi người đều phải chăm lo cho giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa xác định được trách nhiệm của mình đối với vận hội của đất nước, chưa hoàn thành trách nhiệm cao cả của một nhà giáo. Trước những biểu hiện đó, năm học 2006 – 2007 Bộ giáo dục - đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đây là một chủ trương đúng đắn, triển khai kịp thời để chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp, trách nhiệm của toàn ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
    Vì vậy, sau khi được học, nghiên cứu chương trình của lớp Trung cấp Chính trị-Hành chính để biến lý luận đã học soi sáng vào thực tiễn, nâng cao hơn nữa hiệu lực công tác quản lý của mình trong nhà trường, tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THCS Thanh Vân – Tam Dương – Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015”.
    Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, khả năng và kinh nghiệm còn chưa nhiều, nên đề tài này tôi mới chỉ nghiên cứu được trong phạm vi: Trường THCS Thanh Vân trong thời gian 3 năm từ 2008 đến nay và xây dựng giải pháp từ nay đến 2015. Mục đích nghiên cứu đề tài của tôi nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác dạy và học trong 3 năm qua, tìm ra những mặt mạnh mặt yếu, nguyên nhân và từ đó tìm ra những giải pháp tháo gỡ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học cho trường mà mình đang trực tiếp tham gia quản lý.
    Để nghiên cứu đề tài trên, tôi chọn cho mình phương pháp chính là so sánh, đối chiếu, phân tích số liệu từng thời điểm của từng năm học. Từ những số liệu thực tế, tìm ra những nguyên nhân thành công, thất bại, đúc rút ra bài học cho những năm sau, đồng thời đề ra những giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Với mong muốn: Trường THCS Thanh vân sẽ ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, để tạo niềm tin cho nhân dân, dần dần đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của Ngành cũng như của Đảng và Nhà nước.
    Kết cấu của đề tài này ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung chính được trình bày theo 3 chương:
    Chương I. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Chương II. Thực trạng chất lượng dạy và học của Trường THCS Thanh Vân từ năm 2008 đến nay.
    Chương III. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nâng cao chất lượng dạy – học của Trường THCS Thanh Vân từ 1011 đến năm 2015. Bản thân tôi rất mong được sự góp ý của thầy hướng dẫn, của các bạn đồng nghiệp để nội dung đề tài thêm hoàn chỉnh và phong phú hơn.
    Tôi xin chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...