Tiểu Luận Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hủy - Thái nguyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I:

    NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

    DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT

    1.1-Cơ sở lý luận .5

    1.2-Cơ sở pháp lý 6

    1.3-Cơ sở thực tiễn 7


    CHƯƠNG II:

    THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC

    Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN.

    2.1- Sơ lược về đặc điểm của trường THPT Đồng Hỷ 8

    2.2- Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý dạy học

    trường THPT Đồng Hỷ 11

    2.3- Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ .12

    2.4- Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng

    dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ trong giai đoạn hiện nay .13


    CHƯƠNG III:

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

    DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

    3.1- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công

    nhân viên trong trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học 15

    3.2- Kiện toàn bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động

    một cách khoa học của người cán bộ quản lý 16

    3.3- Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học .17

    3.4- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học .20

    3.5-Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 23

    3.6- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục

    vụ cho dạy học .25


    PHẦN KẾT LUẬN

    1. Một số kết luận .28

    2. Một số khuyến nghị .29

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:

    “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay.

    Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là:“ .đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ( NQ TW 6 khoá IX ).

    Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học và đây cũng là nội dung cần cải tiến , đổi mới của trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

    Trường THPT Đồng Hỷ là một trường thuộc huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình quản lý và thực hiện công tác giáo dục đào tạo chương trình trung học phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện, nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và có hiệu quả. Song cũng như nhiều trường THPT khác trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra là chất lượng dạy học đại trà, xét một cách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tăng cường quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết.

    Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”.

    2. Mục đích nghiên cứu:

    Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...