Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Giả thuyết khoa học 5
    6. Đóng góp của đề tài 5
    7. Ý nghĩa của đề tài . 5
    8. Cấu trúc của luận án . 5
    Chương 1 TỔNG QUAN . 7
    1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước trên
    thế giới . 7
    1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở trong nước 14
    1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương nói chung . 14
    1.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa
    phương ở tỉnh Phú Thọ . 28
    1.3 Những vấn đề luận án được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết 31
    Chương 2 VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
    PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 34
    2.1. Cơ sở lý luận . 34
    2.1.1. Các khái niệm . 34
    2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu 38
    2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương 45
    2.2. Cơ sở thực tiễn 48
    2.2.1.Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
    . 48
    2.2.2. Định hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương
    ở trường THPT tỉnh Phú Thọ 60
    6
    Chương 3 BIÊN SOẠN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC
    DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ. 63
    3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ 63
    3.1.1. Khái quát chương trình Lịch sử dân tộc ở trường THPT . 63
    3.1.2. Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh
    Phú Thọ 65
    3.1.3. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68
    3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh
    Phú Thọ .91
    3.2.1. Lựa chọn hình thức dạy học bài lịch sử địa phương nội
    khóa . 91
    3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương 97
    Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO
    CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT
    TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103
    4.1. Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường
    THPT tỉnh Phú Thọ 103
    4.1.1. Lựa chọn phương pháp phải đáp ứng mục tiêu của việc dạy học LSĐP
    . 103
    4.1.2. Lựa chọn phương pháp phải đảm bảo “tính vừa sức”, giúp HS lĩnh hội
    được kiến thức cơ bản . 104
    4.1.3. Lựa chọn phương pháp phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo
    của học sinh 104
    4.1.4. Lựa chọn, vận dụng phương pháp phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
    điều kiện đặc thù của địa phương 105
    4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch
    sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ 105
    4.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án vào dạy học lịch sử địa phương 105
    4.2.2. Vận dụng dạy học theo hợp đồng vào dạy học lịch sử địa phương . 111
    7
    4.2.3. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương . 116
    4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần . 124
    4.3.1. Mục đích tiến hành TNSP 124
    4.3.2. Đối tượng và địa bàn tiến hành TNSP . 124
    4.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP 125
    4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 131
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 143
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 148
    8
    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
    STT Tên bảng trong luận án Trang
    1. Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan
    trọng của dạy học LSĐP
    51
    2. Bảng 2.2. Bảng thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để biên soạn tài
    liệu dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ
    51
    3. Bảng 2.3. Bảng thống kê nội dung kiến thức trong bài học LSĐP tỉnh
    Phú Thọ
    52
    4. Bảng 2.4. Thống kê kết quả về mức độ tổ chức ngoại khóa LSĐP. 53
    5. Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học
    hiện đại vào dạy học LSĐP của GV
    54
    6. Bảng 2.6. Bảng khảo sát những khó khăn trong quá trình dạy học lịch
    sử địa phương
    55
    7. Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của
    việc dạy học LSĐP
    56
    8. Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của HS về tỉnh
    lịch sử tỉnh Phú Thọ
    58
    9. Bảng 3.1. Bảng hệ thống nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng với
    LSDT
    67
    10. Bảng 3.2. Bảng hệ thống nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ ở cấp THCS
    và THPT
    69
    11. Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án vào bài
    học LSĐP
    110
    12. Bảng 4.2. Thống kê kết quả TNSP vận dụng dạy học hợp đồng vào
    bài học LSĐP
    115
    13. Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả TNSP dạy học di sản trong dạy học LSĐP 123
    14. Bảng 4.4. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần (Bài “Phú
    Thọ- miền đất của di sản văn hóa)
    135
    9
    15. Bảng 4.5. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần ( Bài Truyền
    thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân
    dân Phú Thọ)
    136
    16. Bảng 4.6. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
    bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Phú Thọ - miền đất của di
    sản văn hóa)
    137
    17. Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
    bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Truyền thống yêu quê
    hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ)
    138
    18. Bảng 4.8.a. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Phú Thọ -
    miền đất của di sản văn hóa)
    140
    19. Bảng 4.8.b. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Truyền thống
    yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân
    Phú Thọ)
    140
    10
    DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
    STT Tên các hình trong luận án Trang
    1 Hình 3.1. Giờ học LSĐP tại bảo tàng Hùng Vương của HS trường
    THPT Vũ Thê Lang
    94
    2 Hình 3.2 . HS trường THPT Hưng Hóa học LSĐP tại di tích cột cờ
    thành Hưng Hóa
    95
    3 Hình 3.3. HS trường THPT Vũ Thê Lang chuẩn bị hoạt động ngoại
    khóa về LSĐP
    99
    4 Hình 4.1. HS đề xuất chủ đề nhỏ trong bài học LSĐP theo phương
    pháp dạy học dự án
    107
    5 Hình 4.2. Một nhóm HS Trường THPT Việt Trì báo cáo kết quả dự
    án tìm hiểu LSĐP
    109
    6 Hình 4.3. HS trường THPT Việt Trì báo cáo sản phẩm hợp đồng 114
    7 Hình 4.4. Sử dụng phim tài liệu về Đền Hùng trong giờ học LSĐP
    ởtrường THPT Minh Đài
    120
    8 Hình 4.5 . HS trường THPT Nguyễn Tất Thành trải nghiệm di sản
    hát Xoan trong hoạt động ngoại khóa
    121
    9 Hình 4.6. HS trường THPT Hưng Hóa thành kính làm lễ tại ban thờ các
    nghĩa binh thành Hưng Hóa
    122
    10 Hình 4.7 a. Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của
    các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần (Bài Truyền
    thống yêu quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ)
    139
    11 Hình 4.7.b.Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của
    các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần ( Bài Phú Thọ -
    Miền đất của di sản văn hóa)
    139
    12 Hình 4.8. Sơ đồ tổng hợp biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu
    quảdạy học LSĐP ởtrường THPT tỉnh Phú Thọ
    142
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay thế giới có nhiều biến chuyển to lớn trên nhiều lĩnh vực, những
    chuyển biến đó tác động đến các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu. Điều
    này đòi hỏi con người phải có sự linh hoạt nhằm thích ứng với tình hình mới. Đồng
    thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đưa nhân loại bước vào
    một nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, văn minh tri thức. Xu thế toàn cầu hoá,
    khu vực hoá đã lôi cuốn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào guồng
    quay chung. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến
    hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới. Để công cuộc đổi mới, hội
    nhập thành công, giáo dục phải đi trước một bước, đào tạo ra những con người đáp
    ứng yêu cầu mới của đất nước. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa trong điều 2, Luật
    Giáo dục (2009): Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
    diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
    tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
    phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
    bảo vệ Tổ quốc”. [91; 8 ]
    Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện
    những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần
    lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (LSDT), lịch sử địa phương ( LSĐP) có một vị trí
    quan trọng. Trước hết, việc dạy học LSĐP góp phần làm cụ thể, phong phú và sinh
    động hơn các sự kiện trong dạy học lịch sử; giúp học sinh “trực quan sinh động”
    quá khứ của dân tộc. Bên cạnh đó, các tài liệu LSĐP sống động, giàu hình ảnh còn
    khơi gợi cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê
    hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình
    đang sống, từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê, với mảnh đất mình sinh ra
    và lớn lên. Mặt khác, dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn
    luyện các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng
    kiến thức vào thực tế, thực hành các công tác xã hội Đây chính là biểu biện cụ thể
    2
    của việc thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã
    hội” nhằm thực hiện mục đích “giáo dục phổ thông phải đạt đến kết quả gắn liền
    với lịch sử, thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở
    nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực. Học sinh ngay từ khi đi học đã sống thực
    với xã hội xung quanh”.[14;56]
    Việc dạy học LSĐP thường được thực hiện theo trong hai trường hợp: Bài
    học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học lịch sử dân tộc. Bên cạnh hoạt
    động nội khoá, hoạt động ngoại khóa về LSĐP cũng cần thiết phải tổ chức nhằm
    nâng cao hứng thú của HS. Việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp phần nâng
    cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
    Như vậy, chúng ta thấy rằng dạy học LSĐP có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc
    thực hiện mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh. Các hình thức,
    phương pháp tiến hành cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, hiện nay việc dạy
    học LSĐP còn nhiều bất cập. Ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn như
    Hà Nội, Hải Phòng, Huế do nhận thức được tầm quan trọng của LSĐP cũng như
    có nhiều thuận lợi trong dạy học LSĐP nên việc tiến hành bài học LSĐP đạt được
    hiệu quả nhất định. Song, ở nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng nông thôn, miền
    núi công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua.
    Những giờ LSĐP bị biến thành bài ôn tập, dạy lịch sử dân tộc hoặc làm bài kiểm tra
    không phải là hiếm gặp. Còn bài học LSĐP được dạy học một cách nghèo nàn hay
    nặng nề về nội dung, nhàm chán, khô khan về hình thức đã khiến học sinh không
    hứng thú và không đạt được hiệu quả cao trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
    Ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, việc dạy học LSĐP cũng chưa thực sự được
    quan tâm đúng mức. Do nhiều nguyên nhân, việc dạy học LSĐP chưa được nhà
    trường, giáo viên bộ môn và học sinh chú ý, nên hiệu quả dạy học LSĐP còn nhiều
    hạn chế , chưa đáp ứng được mục tiêu về bồi dưỡng nhận thức, rèn kỹ năng và định
    hướng thái độ cho học sinh. Chính vì thế, học sinh không hiểu nhiều về nơi mình
    đang sinh sống, ít cảm thấy tự hào, yêu quý và xác định trách nhiệm với quê hương.
    Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm thế nào để học sinh hiểu biết, yêu quê
    3
    hương, đất nước, sống có trách nhiệm và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân
    tộc trong điều kiện hiện nay, cần phải nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa
    học Xã hội – nhân văn nói chung, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng,
    trong đó có phần LSĐP.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy
    học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ”làm luận án Tiến sỹ chuyên
    ngành Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong
    muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ,
    đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của bản thân.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học lịch sử địa phương ở
    trường THPT tỉnh Phú Thọ.
    Đề tài khôngđề cập tới tất cả các vấn đề của LSĐP mà chỉ tập trung vào dạy
    học LSĐP trong chương trình Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Địa bàn điều
    tra và thực nghiệm sư phạm trên một số trường THPT ở các vùng có điều kiện kinh
    tế - xã hội khác nhau trong tỉnh Phú Thọ, đại diện cho địa hình thành phố, nông
    thôn, miền núi của tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần
    những biện pháp chủ yếu và thực nghiệm sư phạm toàn phần các bài học LSĐP ở
    một số trường THPT tỉnh Phú Thọ.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    - Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, góp phần
    nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, trên cơ
    sở biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức, lựa chọn
    phương pháp dạy học phù hợp.
    - Việc nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng
    nghiên cứu của bản thân tác giả luận án.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
    4
    - Tìm hiểu lý luận về tâm lý học, giáo dục học, các tài liệu về giáo dục lịch
    sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng và các tài liệu lịch sử khác có
    liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    - Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học LSĐP hiện nay ở các trường
    THPT tỉnh Phú Thọ.
    - Tìm hiểu khoá trình lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT (chương
    trình chuẩn), khai thác lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ để tiến hành biên soạn một
    số bài lịch sử địa phương cụ thể ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
    - Đề xuất nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học LSĐP ở
    trường THPT tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao chất lượng dạy học.
    - Thực nghiệm sư phạm một số bài LSĐP nhằm khẳng định tính khả thi của
    những biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh
    Phú Thọ.
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Cơ sở phương pháp luận
    Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
    các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, giáo dục lịch sử; đồng thời,
    dựa trên quan điểm lý luận giáo dục hiện đại ở trong nước và nước ngoài.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý thuyết:
    + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, các văn
    bản của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục có liên quan đến đề tài.
    + Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử THPT, tài liệu về LSĐP tỉnh
    Phú Thọ, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài để xác định nội dung lịch sử Phú
    Thọ cần khai thác và thiết kế nội dung các bài học LSĐP tương ứng với nội dung
    lịch sử dân tộc trong chương trình.
    - Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tiễn dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ thông qua
    phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ
    - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm đối với một số bài LSĐP ở trường
    THPT tỉnh Phú Thọ để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
    5
     
Đang tải...